Từ năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện về Quản
trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Hiệp định này được ký chính thức vào năm
2018, được phê chuẩn và đi vào hoạt động từ năm 2019. Từ năm 2021, Theo kế hoạch thì Việt
Nam sẽ chỉ xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm gỗ được FLEGT cấp phép sang EU.
Theo quy định của FLEGT, Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ (sau đây viết tắt là gỗ) được
khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu phù hợp với
quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định liên quan của Điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên và pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ xuất khẩu vào Việt Nam.,
bao gồm cả tình trạng hợp pháp của đất rừng. Ở Việt Nam, rừng và đất lâm nghiệpđược giao
cho người dân địa phương chủ yếu là rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp để trồng rừng sản
xuất cho đến nay hầu hết người dân đều đã hoàn thành thủ tục giao đất và có đầy đủ giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vẫn còn những khu vực cộng đồng chưa có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp do tranh chấp (giữa cộng đồng, giữa cộng đồng với các
chủ thể khác, và nằm trong quy hoạch cho mục đích khác) và sai khác giữa bản đồ và thực tế.
Gỗ khai thác từ những khu vực này, dù là rừng trồng hay rừng tự nhiên, đều bị coi là bất hợp
pháp theo quy định của VPA/FLEGT.
Trong REDD+, việc chi trả được dựa trên bằng chứng về quyền sử dụng đất rừng. Tại
các khu vực tranh chấp, không thể thiết lập cơ sở để thanh toán. Do đó, vấn đề quyền sử dụng
đất lâm nghiệp có tác động lớn đến REDD+ và FLEGT. Nhiều nơi, người dân được các công
ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng giao đất thông qua hình thức khoán ngắn hạn, hợp đồng giao
quản lý giữa công ty và người dân không rõ ràng. Với loại hợp đồng này, người dân địa phương
có thể không nhận được lợi ích lâu dài từ REDD+, đặc biệt khi các công ty lâm nghiệp hoặc
ban quản lý thay đổi hợp đồng và giao đất rừng cho đơn vị khác quản lý.
Ngoài ra, REDD+ và các biện pháp đảm bảo an toàn của nó yêu cầu việc chi trả phải đảm
bảo sự công bằng cho các thực thể sống phụ thuộc vào rừng, các nhóm xã hội liên quan đến
quản lý rừng, v.v. Do đó, việc nghiên cứu xem xét các cơ chế chia sẻ lợi ích hiện tại có công
bằng, có tính đến lợi ích của cộng đồng tham gia bảo vệ và minh bạch cũng như lợi ích lâu dài
của cộng đồng và việc tuân thủ các quy định về bảo vệ REDD+ là việc làm cần thiết.
Thông qua đánh giá này, các phát hiện những điểm, đầy đủ hơn sẽ hỗ trợ cho việc đề
xuất các chính sách đảm bảo an toàn của REDD+ và các quy định của VPA/FLEGT.
BÁO CÁO QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG VÀ CÁC CƠ CHẾ CHIA SẺ LỢI ÍCH TRONG BỐI CẢNH VPA-FLEGT VÀ REDD+
By:
Centre for Sustainable Rural Development
Published:
September 30, 2020
Countries:
Vietnam
Topics:
Community Forestry, Community Rights, Due Diligence Legislation, FLEGT, Independent Forest Monitoring (IFM), REDD+
Document type:
Academic research
Document ID:
8739
View count:
1220
Email this document
BÁO CÁO QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG VÀ CÁC CƠ CHẾ CHIA SẺ LỢI ÍCH TRONG BỐI CẢNH VPA-FLEGT VÀ REDD+