Home » Documents » BÁO CÁO HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN VPA-VPA-FLEGT VÀ TÍNH MINH BẠCH TRONG LÂM NGHIỆPYou are here:  
BÁO CÁO HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN VPA-VPA-FLEGT VÀ TÍNH MINH BẠCH TRONG LÂM NGHIỆP
By: Centre for Sustainable Rural Development
Published: September 30, 2020
Countries: Vietnam
Document type: Academic research
Document ID: 8727
View count: 1046
Email this document
BÁO CÁO HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN VPA-VPA-FLEGT VÀ TÍNH MINH BẠCH TRONG LÂM NGHIỆP

Minh bạch thông tin mang lại nhiều lợi ích khác nhau, đặc biệt là các lợi ích liên quan đến
quản trị rừng. Nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản trị rừng được tốt, hiệp đinh VPA đã
xây dựng phụ lục VIII về công khai thông tin. Liệu VPA-FLEGT sẽ tăng cường đáng kể tính
minh bạch và lợi ích của minh bạch có thể đạt được một cách đầy đủ nhất, điều này cần có
một nghiên cứu để xem xét thực trạng của sự minh bạch hiện nay để làm cơ sở cho giám sát
tác động của VPA-FLEGT đến tính minh bạch của quản trị rừng trong thời gian đến. Nhóm
2 tác giả đã phỏng vấn 132 người từ ba nhóm đối tượng khác nhau là cán bộ lâm nghiệp, doanh
nghiệp chế biến gỗ và nông dân trồng rừng tại ba tỉnh của Việt Nam. Nghiên cứu được thiết
kế để triển khai trong hai giai đoạn. Số liệu đã được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê
R và SPSS. Kiểm định phi tham số bằng Kruskal-Wallis test để phân tích sự khác biệt đã
được áp dụng, ngoài ra nghiên cứu cũng áp dụng peason correlation để phân tích sự tương
quan giữa các biến. Kết quả cho thấy so với yêu cầu của phục lục VIII, còn 6 mục thông tin
vẫn chưa được công bố. Chỉ có thể tiếp cận 8/30 mục thông tin qua các trong Webs, số mục
thông tin còn lại phải có công văn yêu cầu thì mới có thể tiếp cận. Có 60% các ý kiến cho là
thông tin dễ dàng tiếp cận và thông tin là rất tin cậy/chính xác trong khi đó vẫn còn 40% có ý
kiến ngược lại. Có sự khác biệt rất lớn trong các kênh thông tin được tiếp cận, so với hai
nhóm cán bộ và doanh nghiệp, nông dân ít tiếp cận kênh thông tin phổ biến hiện nay là Webs,
thay vào đó họ chủ yếu tiếp cận thông qua tập huấn, họp. Thông tin tập trung chủ yếu ở cấp
trung ương. Một số thông tin chưa đảm bảo độ chính xác tin cậy do cách thống kê, thực hiện
chưa đồng bộ. Người dân ít được tham vấn trong các quy hoạch sử và kế hoạch sử dụng rừng.
Chưa có đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát tính đầy đủ của các mục thông tin theo
phục lục VIII cũng như đảm bảo các thông tin này là có thể tiếp cận và tin cậy. Thay đổi về
hình thức phổ biến thông tin, phương thức truy cập và huy động sự tham gia giám sát từ các
bên liên quan là cần thiết để tăng cường tính minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp.