Home » Documents » BẢN TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN VPA-VPA-FLEGT VÀ TÍNH MINH BẠCH TRONG LÂM NGHIỆPYou are here:  
BẢN TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN VPA-VPA-FLEGT VÀ TÍNH MINH BẠCH TRONG LÂM NGHIỆP
By: Centre for Sustainable Rural Development
Published: September 30, 2020
Countries: Vietnam
Document type: News and articles
Document ID: 8732
View count: 1174
Email this document
BẢN TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN VPA-VPA-FLEGT VÀ TÍNH MINH BẠCH TRONG LÂM NGHIỆP

Để thúc đẩy việc quản lý nguồn gốc gỗ hợp pháp, Liên minh Châu Âu (EU) đã theo đuổi
sáng kiến đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản
trị rừng và thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) kể từ năm 2003-một Hiệp định thương mại
ràng buộc pháp lý giữa EU với các nước xuất khẩu gỗ bên ngoài EU. Là một trong những
quốc gia giàu nguồn tài nguyên rừng, năm 2010, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu quá trình
đàm phán về hiệp định này với EU. Sau một quá trình đàm phán, năm 2018, hiệp định đã
được ký bởi Việt Nam và EU. Tháng 6 năm 2019, hiệp định đã được phê chuẩn và có hiệu
lực. Dự kiến năm 2021, Việt Nam chỉ xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ có giấy phép
FLEGT vào thị trường EU.
Nội dung cốt lỗi của VPA là cung cấp một khung pháp lý với mục đích đảm bảo là tất cả sản
phẩm gỗ nhập khẩu vào EU là được sản xuất hợp pháp và từ gỗ có nguồn gốc hợp pháp. Mặc
dù VPA-FLEGT chú trọng vào hiệp định thương mại song phương và gỗ hợp pháp, nhưng nó
cũng có những kỳ vọng xa hơn, đó là thúc đẩy quản trị rừng của Việt Nam, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin.
Nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản trị rừng được tốt, hiệp đinh VPA đã xây dựng phụ
lục VIII về công khai thông tin. Liệu VPA-FLEGT có tăng cường đáng kể tính minh bạch và
lợi ích của minh bạch có thể đạt được một cách đầy đủ nhất hay không? Điều này cần có một
nghiên cứu để xem xét thực trạng của sự minh bạch hiện nay, làm cơ sở cho giám sát tác
động của VPA-FLEGT đến tính minh bạch của quản trị rừng trong thời gian sắp tới.
Dựa vào kết quả phỏng vấn 132 người từ ba nhóm đối tượng khác nhau là cán bộ lâm nghiệp,
doanh nghiệp chế biến gỗ và nông dân trồng rừng tại ba tỉnh Sơn La, Quảng Trị và Cà Mau
của Việt Nam. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm NVIVO và phầm mềm thống kê R, SPSS.
Thống kê mô tả, tương quan đã được sử dụng để phân tích số liệu. Nghiên cứu nhận thấy còn
tám mục thông tin chưa được công khai theo như yêu cầu trong phụ lục VIII của VPAFLEGT. Có 60% các ý kiến cho là thông tin dễ dàng tiếp cận và thông tin là rất tin cậy/chính
xác trong khi đó vẫn còn 40% có ý kiến ngược lại. Có sự khác biệt rất lớn trong các kênh
thông tin được tiếp cận, so với hai nhóm cán bộ và doanh nghiệp, nông dân ít tiếp cận kênh
thông tin phổ biến hiện nay là các trang Webs, thay vào đó họ chủ yếu tiếp cận thông qua tập
huấn, các cuộc họp. Một số thông tin chưa đảm bảo độ chính xác tin cậy do cách thống kê,
thực hiện chưa đồng bộ. Người dân ít được tham vấn trong các quy hoạch sử và kế hoạch sử
dụng rừng. Chưa có đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát tính đầy đủ của các mục thông
tin theo phục lục VIII cũng như đảm bảo các thông tin này là có thể tiếp cận và tin cậy. Vì
vậy cần phải có những giải pháp để đảm bảo thông tin được minh bạch.