Home » Documents » Báo cáo Nghiên cứu khả năng đáp ứng quy định của Hiệp định EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và vừa tại Việt NamVous êtes ici:  
Báo cáo Nghiên cứu khả năng đáp ứng quy định của Hiệp định EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam
Par: Centre for Sustainable Rural Development l Hanoi
Publié: septembre 20, 2022
Pays: Vietnam
Sujets: - Autre -
Type de document: Rapport
Document ID: 9349
Nombre de vues: 926
Envoyer ce document par email
Báo cáo Nghiên cứu khả năng đáp ứng quy định của Hiệp định EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

                         Báo cáo

Nghiên cứu khả năng đáp ứng quy định của Hiệp định EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam

Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 8 năm 2022

Mục lục

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.. iii

DANH SÁCH BẢNG SỐ LIỆU.. iv

  1. Giới thiệu. 1
  2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan. 3

2.1 Thực hiện quy định EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của doanh nghiệp. 3

2.2 Thực hiện quy định EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của DNCBG.. 5

2.3 Tóm tắt tổng quan nghiên cứu. 8

  1. Phương pháp nghiên cứu. 9

3.1 Khung nghiên cứu. 9

3.2 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu. 10

3.3 Thu thập số liệu. 10

3.4 Phân tích số liệu. 13

  1. Quy định EVFTA và pháp luật Việt Nam liên quan đến DNCBG.. 14

4.1 Quy định tại EVFTA và hiệp định liên quan về môi trường, lao động và xã hội 14

4.1.1 Quy định của Hiệp định EVFTA.. 14

4.1.2 Quy định gỗ hợp pháp VPA/FLEGT và quy định liên quan. 15

4.2 Quy định pháp luật của Việt Nam về môi trường, lao động và xã hội 16

4.2.1 Quy định về vấn đề môi trường. 16

4.2.2 Quy định về vấn đề lao động và xã hội 18

4.2.3 Quy định về vấn đề (trách nhiệm) xã hội 19

  1. Khái quát thực trạng DNCBG nhỏ và vừa tại 3 tỉnh nghiên cứu. 20

5.1 Doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa tại Tuyên Quang. 20

5.2 Doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa tại Nghệ An. 21

5.3 Doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa tại Bình Định. 22

  1. Khả năng đáp ứng quy định về môi trường, xã hội và lao động của DNNVV.. 23

6.1 Số doanh nghiệp khảo sát tại 3 tỉnh. 23

6.2 Khả năng đáp ứng quy định về môi trường của doanh nghiệp. 24

6.2.1 Đáp ứng yêu cầu đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường. 25

6.2.2 Đáp ứng về quản lý chất thải và phế liệu. 25

6.2.3 Đáp ứng về quản lý nước thải sản xuất 27

6.2.4 Đáp ứng về quản lý hóa chất 28

6.2.5 Quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản. 29

6.3 Khả năng đáp ứng quy định về vấn đề lao động. 30

6.3.1 Đáp ứng yêu cầu tự do liên kết và thương lượng tập thể NLĐ.. 30

6.3.2 Sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên. 32

6.3.3 Tạo điều kiện làm việc cho phụ nữ. 32

6.3.4 Thời gian làm việc và trả lương thỏa đáng. 33

6.3.5 Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe. 34

6.3.6 Quan hệ lao động. 35

6.4 Khả năng đáp ứng quy định về xã hội 37

6.4.1 Trách nhiệm/nghĩa vụ nộp thuế của DN.. 37

6.4.2 Phúc lợi của DN đối với người lao động. 37

  1. Đề xuất chính sách trong quản trị rừng và thương mại gỗ. 38

7.1 Khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp. 38

7.2 Đề xuất chính sách. 42

  1. Kết luận. 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 46

Phụ lục. 48

1A. Danh sách các doanh nghiệp được phỏng vấn. 48

1B. Danh sách cán bộ quản lý được phỏng vấn. 50

1C. Danh sách người lao động được phỏng vấn. 50

1D. Phiếu phỏng vấn cán bộ QLNN.. 54

1E. Phiếu phỏng vấn người quản lý doanh nghiệp. 58

1F. Phiếu phỏng vấn người lao động trong doanh nghiệp. 65

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 

Chữ viết tắt Tên đầy đủ
CBG Chế biến gỗ
CRS Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Core – Group Nhóm nòng cốt
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNCBG Doanh nghiệp chế biến gỗ
EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu
FTA Hiệp định thương mại tự do
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
NLĐ Người lao động
SPG Sản phẩm gỗ
SRD Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững
TCLN Tổng cục Lâm nghiệp
TCCĐ Tổ chức Công đoàn (Thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)
TSD Thương mại và Phát triển bền vững
VFCS Hệ thống cấp chứng chỉ rừng Quốc gia
VPA/FLEGT Hiệp định đối tác tự nguyện thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản
VNGO-FLEGT Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH SÁCH BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1. Tiêu chí và chỉ số đánh giá về môi trường, xã hội và lao động. 10

Bảng 2. Phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ theo quy mô vốn đầu tư. 20

Bảng 3. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn và SPG chế biến. 21

Bảng 4. Số lượng các DNCBG có xuất khẩu sản phẩm gỗ. 21

Bảng 5. Phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ theo quy mô vốn đầu tư. 21

Bảng 6. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn và SPG chế biến. 22

Bảng 7. Số lượng các DNCBG có xuất khẩu sản phẩm gỗ. 22

Bảng 8. Phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ theo quy mô vốn đầu tư. 23

Bảng 9. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn và SPG chế biến. 23

Bảng 10. Số lượng các DNCBG có xuất khẩu sản phẩm gỗ. 23

Bảng 11. Thông tin về sản phẩm gỗ và quy mô doanh nghiệp khảo sát tại 3 tỉnh. 24

Bảng 12. Đáp ứng yêu cầu ĐGTĐMT/KHBVMT của các DN tại 3 tỉnh. 25

Bảng 13. Đáp ứng yêu cầu về xử lý phế liệu, chất thải của các DN khảo sát 26

Bảng 14. Đáp ứng về quản lý hóa chất của DNNVV tại Bình Định và Nghệ An. 28

Bảng 15. Sự đáp ứng yêu cầu về QLRBV và thương mại lâm sản của DN.. 30

Bảng 16. Đáp ứng yêu cầu tham gia công đoàn và thương lượng tập thể NLĐ.. 31

Bảng 17. Sử dụng lao động trẻ em tại các DN khảo sát ở 3 tỉnh. 32

Bảng 18. Số lượng DN đáp ứng yêu cầu về điều kiện làm việc cho phụ nữ. 33

Bảng 19. Đáp ứng quy định về thời gian làm việc và trả lương của các DN.. 34

Bảng 20. Đáp ứng về điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe của các DN.. 35

Bảng 21. Đáp ứng quy định liên quan đến quan hệ lao động của DN tại 3 tỉnh. 36

Bảng 22. Đáp ứng quy định về trách nhiệm nộp thuế của DN.. 37

Bảng 23. Đáp ứng các vấn đề phúc lợi của DN với người lao động. 38

Bảng 24. Tỷ lệ đáp ứng của các DN nhỏ và siêu nhỏ so với DN vừa và nhỏ. 40

 

1. Giới thiệu

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Hiệp định là một FTA thế hệ mới, với mức độ tự do hóa cao và tiên tới xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường của các nước EU, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh, trong đó các sản phẩm gỗ. Thống kê năm 2021, giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản của Việt Nam đạt trên 15,6 tỷ USD, tăng hơn 18% so với năm 2020, vươn lên xếp thứ 2 trong 5 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới. Giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản vào một số thị trường truyền thống giữ mức tăng trưởng cao, cụ thể: Trung Quốc 23,7%; Hoa Kỳ 21,4%; EU 14,4 %; Nhật Bản 6,7%; Hàn Quốc 5,7 %. Điều này phần nào phản ánh được việc các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước đã tranh thủ tận dụng cơ hội thị trường từ việc ký kết các Hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia.

Bằng việc thiết lập nên các tiêu chuẩn và nguyên tắc thuận lợi hoá thương mại, tạo điều kiện dễ dàng cho hàng hoá của Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) tiếp cận thị trường của nhau. Các doanh nghiệp/cơ sở chế biến gỗ phải đảm bảo tuân thủ các cam kết được quy định tại Chương 13 – Thương mại và phát triển bền vững của Hiệp định EVFTA. Các cam kết trong Chương này không đặt ra các yêu cầu bắt buộc hay tiêu chuẩn mới, mà chủ yếu là nhắc lại các nghĩa vụ đang thực thi hoặc ghi nhận cam kết nỗ lực cải thiện hiện trạng, nâng cao các tiêu chuẩn nội địa có liên quan, bao gồm: (1) Lao động, cam kết trong EVFTA tái khẳng định thực hiện các công ước ILO mà EU và Việt Nam là thành viên; (2) Môi trường, đối với khía cạnh quản lý rừng bền vững, EVFTA tái Cam kết về các biện pháp khác nhau nhằm thúc đẩy thương mại và tiêu dùng gỗ hợp pháp (trao đổi thông tin, ban hành quy định liên quan, ký kết Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA thực thi FLEGT v.v); và (3) Xã hội, Việt Nam và EU cam kết về thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thông qua các hình thức hợp tác, trao đổi thông tin, ban hành các chính sách khuyến khích thực hiện CSR. Đồng thời nhấn mạnh yêu cầu không được sử dụng các biện pháp liên quan tới CSR theo cách có thể dẫn tới hệ quả phân biệt đối xử hoặc hạn chế thương mại.

Theo số liệu thống kê năm 2020, Việt Nam đã có 1061 doanh nghiệp lâm nghiệp và các dịch vụ có liên quan và 6200 doanh nghiệp chế biến gỗ, tre nứa (TCTK 2020), đóng vai trò quan trọng trong chế biến sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Việc đáp ứng các quy định của Hiệp định EVFTA cùng các Hiệp định/Công ước quốc tế có liên quan để đảm bảo các yêu cầu về môi trường, xã hội và lao động là một thách thức không nhỏ đối với DN Việt Nam, đặc biệt là các DN/Cơ sở chế biến gỗ có quy mô nhỏ và vừa trong việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn thiếu nhiều thông tin về khả năng đáp ứng các quy định này của các doanh nghiệp.

Để giúp các nhà hoạch định chính sách có giải pháp thích hợp cải thiện việc đáp ứng các quy định của Hiệp định EVFTA và Hiệp định/công ước liên quan trong lĩnh vực quản trị rừng và thương mại gỗ, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng đáp ứng quy định của Hiệp định EVFTA đối với các vấn đề lao động, môi trường và xã hội tại các doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất khuyến nghị chính sách liên quan trong lĩnh vực quản trị rừng và thương mại gỗ và cung cấp thông tin cho Nhóm tư vấn DAG và nhóm nòng cốt (Core – Group) của VPA/FLEGT trong các cuộc thảo luận với Ủy ban thương mại và Phát triển bền vững (TSD) và Ủy ban chung của Hiệp định VPA/FLEGT (JIC).

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu gồm:  

  • Tổng quan các nghiên cứu về việc đáp ứng các quy định tại EVFTA và hiệp định/công ước liên quan của doanh nghiệp chế biến gỗ.
  • Tổng hợp quy định EVTFA cùng hiệp định/công ước quốc tế và văn bản pháp luật có liên quan về các vấn đề môi trường, xã hội và lao động.
  • Đánh giá khả năng đáp ứng các quy định tại EVFTA và văn bản pháp luật liên của doanh nghiệp chế biến nhỏ và vừa.
  • Đề xuất khuyến nghị chính sách liên quan trong quản trị rừng và thương mại gỗ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

2.1 Thực hiện quy định EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của doanh nghiệp

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký vào ngày 30 tháng 06 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đây được xem là hiệp định thương mại thế hệ mới, ngay khi EVFTA có hiệu lực, khoảng 85,6% số dòng thuế xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ được xóa bỏ, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu (Trần Thị Lan Anh và cộng sự 2019). Một trong những nội dung làm cho EVFTA trở thành Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là đưa ra các tiêu chuẩn về lao động và môi trường. EU và Việt Nam đã nhất trí một chương trình toàn diện và đầy đủ về thương mại và phát triển bền vững với một danh mục các cam kết bao gồm việc thực hiện có hiệu quả các tiêu chuẩn về môi trường, lao động và xã hội. Những cam kết này yêu cầu chính phủ Việt Nam phải xem xét các chính sách và pháp luật liên quan cũng như các thông lệ thực hành lao động tại doanh nghiệp, để từ đó tiếp tục thực hiện các điều chỉnh thích hợp. Điều này mở ra cả các cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp trong khi phải thay đổi để thực hiện hiệu quả các cam kết.

Hiện chỉ có ít nghiên cứu về đến thực hiện các quy định của EVFTA về vấn đề môi trường, xã hội và lao động của doanh nghiệp, do EVFTA mới có hiệu lực và thực thi đến nay chưa được 2 năm. Tuy vậy, kết quả các nghiên cứu này đã cho thấy khó khăn của doanh nghiệp trong việc thực hiện/đáp ứng các vấn đề được quy định.

Trần Thị Lan Anh và cộng sự (2019) nghiên cứu, khảo sát tại 45 doanh nghiệp, kết quả cho thấy nhìn chung các doanh nghiệp đã thực hiện tốt các quy định về báo cáo lao động cho các cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng với vấn đề tuyển dụng lao động, còn có 1/45 doanh nghiệp không báo cáo và 12/45 doanh nghiệp báo cáo không đầy đủ; về an toàn lao động, có 5/45 doanh nghiệp không báo cáo. Tình hình tuân thủ không đúng đối với một số quy định của luật pháp lao động vẫn còn tồn tại tại một số doanh nghiệp. Cụ thể là: Khi đào tạo nghề cho người lao động (NLĐ) có 4/42 doanh nghiệp không ký kết HĐ đào tạo nghề với NLĐ; 3/41 doanh nghiệp không biết về quy định trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ; 8/45 doanh nghiệp không tiến hành đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

Liên quan đến vấn đề lao động, báo cáo của Better Work Việt Nam năm 2016 cho thấy: (1) những nhà máy mới có khuynh hướng tuân thủ kém hơn những nhà máy đã tham gia lâu năm trong chương trình Better Work, do thiếu các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn lao động quốc tế. Tình trạng không tuân thủ tập trung chủ yếu vào các quy định liên quan đến điều kiện lao động, an toàn và vệ sinh lao động, hợp đồng và nguồn nhân lực. Tuân thủ các tiêu chuẩn cơ bản, thương lượng tập thể, sự can thiệp của cấp quản lý tiếp tục là những thách thức tuân thủ hàng đầu đối với các doanh nghiệp.

Theo Báo cáo Thanh tra năm 2017 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH), riêng trong lĩnh vực điện tử, đã phát hiện bình quân 8,3 sai phạm/doanh nghiệp. Sai phạm thường gặp bao gồm:

  • Nội dung hợp đồng lao động không đảm bảo quy định, chưa thể hiện được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động;
  • Không thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 03 tháng/lần;
  • Huy động người lao động làm thêm giờ quá thời gian quy định;
  • Không thống kê số lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  • Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc huấn luyện không đầy đủ;
  • Không lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hoặc xây dựng không đủ nội dung;
  • Không quan trắc môi trường lao động;
  • Không xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc;
  • Không khám sức khỏe cho người lao động;
  • Không đặt bảng chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và đảm bảo quyền lợi của người lao động, những nghiên cứu của Trần Thị Lan Anh và cộng sự (2019) cũng đã chỉ ra những vấn đề chính như sau:

  • Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề lao động và tuân thủ pháp luật lao động của họ không phải là ưu tiên hàng đầu trong đầu tư và kinh doanh. Đặc biệt là tình hình tuân thủ trong các làng nghề truyền thống, trong đó có các làng nghề chế biến gỗ;
  • Kiến thức của doanh nghiệp về CSR nói chung và CSR về lao động còn hạn chế;
  • Chế tài cho việc thực hiện tuân thủ và CSR tại Việt Nam còn nhiều bất cập; Hệ thống pháp luật lao động chưa đồng bộ;
  • Thiếu tính tự giác, chủ động trong thực hiện luật pháp lao động của nhiều doanh nghiệp;
  • Các thiết chế đại diện, trung gian và vai trò của các hiệp hội còn thiếu và yếu.

Khảo sát tại 45 doanh nghiệp của Trần Thị Lan Anh và cộng sự (2019) có 41 doanh nghiệp trả lời về nội dung CSR, kết quả cho thấy có 6 doanh nghiệp cho là rất tốt, 24 doanh nghiệp cho là tốt và 11 doanh nghiệp cho là bình thường. Những khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp khi thực hiện CSR về lao động bao gồm:

  • Thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư cho CSR;
  • Tăng chi phí do phải đầu tư thêm để cải thiện các hạng mục liên quan;
  • Nhận thức chưa đầy đủ và thiếu kiến thức về CSR;
  • Thời gian lao động kéo dài do phải thực hiện các đơn hàng;
  • Ảnh hưởng đến năng suất lao động;
  • Khác biệt giữa luật pháp trong nước và bộ quy tắc ứng xử của khách hàng; và
  • Sự tuân thủ chưa tốt của các cá nhân liên quan.

2.2 Thực hiện quy định EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của DNCBG

Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp, bao gồm doanh nghiệp chế biến gỗ, gần đây đã có một số nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện các quy định của EVFTA và các hiệp định liên quan về các vấn đề môi trường, xã hội và lao động cũng như về gỗ hợp pháp.

Năm 2021, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, được sự hỗ trợ tài chính của Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) đã thực hiện nghiên cứu “Vấn đề môi trường và xã hội của các doanh nghiệp ngành gỗ hướng tới đáp ứng các quy định của Hiệp định EVFTA”. Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề môi trường và xã hội của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ trong chuỗi cung ứng gỗ rừng trồng và đề xuất các khuyến nghị chính sách về các vấn đề liên quan đến khả năng đáp ứng các quy định của Hiệp định EVFTA. Qua khảo sát và phỏng vấn 44 chủ doanh nghiệp (DN), 120 người người lao động, 120 người thuộc cộng đồng dân cư tại 3 tỉnh là Phú Thọ, TT- Huế và Bình Định, kết quả nghiên cứu cho thấy:

– Về môi trường: Có trên 70% các DN của chuỗi cung ứng gỗ tuân thủ pháp luật môi trường. Thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường ở một số DN còn hạn chế: Gần 50% DN kinh doanh và DN chế biến gỗ không có hệ thống xử lý rác thải; 22,2% DN sản xuất còn có sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chỉ có 11,1% DN sản xuất, 19,4% DN kinh doanh và 54,3% DN chế biến xử lý rác thải nguy hại.

Về thuế, phí: 100% các DN của chuỗi cung gỗ đều đóng thuế, phí đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Về lao động: nhiều tiêu chí đánh giá đạt 100%, bao gồm: DN không sử dụng lao động trẻ em, không có tranh chấp chủ – thợ, DN chế biến có thoả ước lao động, DN kinh doanh đóng bảo hiểm các loại đầy đủ cho NLĐ. Bên cạnh đó còn có một số tiêu chí chưa đạt, cụ thể là: 64,6% DN sản xuất, 38,9% DN kinh doanh và 15,8% DN chế biến có nhà ở tập thể cho NLĐ; 36,7% DN chế biến và 6,7% DN sản xuất nói DN chưa đóng đầy đủ bảo hiểm các loại cho NLĐ; vẫn còn 6,7% DN kinh doanh và chế biến chưa có hợp đồng lao động với NLĐ và 6,7% DN sản xuất và 22,2% DN kinh doanh chưa có thoả ước lao động tập thể với NLĐ.

Về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe của người lao động: Các tiêu chí tuân thủ pháp luật ở mức cao với tỉ lệ 100 % DN cho từng loại DN bao gồm: Có chính sách chăm lo sức khỏe, tập huấn vệ sinh an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ (DN sản xuất), có trang bị bảo hộ lao động, có tủ thuốc sơ cứu (DN chế biến). Nhìn chung, các DN sản xuất và chế biến gỗ đạt yêu cầu tuân thủ tốt hơn so với DN kinh doanh với tỉ lệ từ 80 đến 100% DN về trang bị bảo hộ lao động, có chính sách chăm lo sức khỏe cho NLĐ, có tủ thuốc sơ cứu, có tập huấn an toàn lao động cho NLĐ, có khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, trong khi tỉ lệ các DN kinh doanh chỉ đạt khoảng 60% DN.

– Tổ chức công đoàn và quan hệ với cộng đồng địa phương: có tới 20,0% DN sản xuất, 59% DN kinh doanh và 71,7% DN chế biến không có tổ chức công đoàn.

Gần đây, một số kết quả nghiên cứu về khả năng đáp ứng các hiệp định liên quan đến EVFTA, như VPA/FLEGT và pháp luật liên quan của Việt Nam, điển hình là các nghiên cứu của SRD và Forest Trend.

– Năm 2019, SRD thực hiện “Khảo sát hiện trạng hộ trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ, siêu nhỏ trước khi thực thi VPA/FLEGT” tại 4 tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam và Bình Định. Mục tiêu nhằm thu thập thông tin về hiện trạng thu nhập, sự dễ dàng trong kinh doanh và nhu cầu thị trường theo định hướng VPA của 2 nhóm đối tượng i) Hộ gia đình trồng rừng sản xuất và khai thác và ii) DN chế biến gỗ quy mô nhỏ và siêu nhỏ (phân loại theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018) để làm mốc tham chiếu cho việc giám sát đánh giá tác động của VPA trong những năm tiếp theo. Trong nghiên cứu này, tổng cộng có 36 doanh nghiệp nhỏ tại 4 tỉnh được khảo sát và phỏng vấn (với chủ doanh nghiệp). Các chỉ số giám sát, bao gồm:

  • Số DN tuân thủ đầy đủ quy định về thành lập doanh nghiệp;
  • Số DN tuân thủ đầy đủ quy định về nguồn gốc gỗ đưa vào chế biến;
  • Số DN tuân thủ đầy đủ quy định về thuế;
  • Số DN tuân thủ đầy đủ quy định về lao động.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có:

  • 40 – 88,9 % DN (được khảo sát) tuân thủ đầy đủ quy định về thành lập doanh nghiệp (có đủ giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường, giấy phép phòng cháy chữa cháy và sổ theo dõi xuất nhập lâm sản);
  • 40 – 88,9 % DN tuân thủ đầy đủ quy định về nguồn gốc gỗ đưa vào chế biến;
  • 70 – 100% DN tuân thủ đầy đủ quy định về thuế; và
  • 0-30% tuân thủ đầy đủ quy định về lao động (và bảo hiểm).

Kết quả nghiên cứu chỉ ra lý do tuân thủ các quy định về lao động tại các DN có tỷ lệ thấp là do người lao động không muốn tham gia bảo hiểm. Tổng số tiền phải đóng bảo biểm xã hội chiếm khoảng 32% trong tổng thu nhập hằng tháng của người lao động. Trong đó, NLĐ tham gia bảo hiểm sẽ phải đóng 10,5% theo quy định tại Quyết định số 59/QĐ-BHXH và số còn lại do DN, người sử dụng lao động chi trả (21,5%). Tuy nhiên, NLĐ luôn cho rằng việc tham gia BHXH sẽ làm thu nhập giảm xuống, đặc biệt đối với những NLĐ có hợp đồng lao động (HĐLĐ) dưới 1 năm. Do đó, phần lớn NLĐ không mong muốn được tham gia BHXH. Về phí DN, người sử dụng lao động rất khó khăn thực hiện khoản đóng nộp BHXH cho NLĐ, đặc biệt đối với NLĐ không làm việc lâu dài tại DN. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác về lao động còn tồn tại là việc trang bị bảo hộ cho lao động rất hạn chế, thiếu thiết bị bảo hộ lao động như giày, mũ, áo quần, kính, găng tay, khẩu trang (SRD 2019).

Hoàng Quốc Chính và cộng sự (2020) đã có báo cáo về “Những thách thức và cơ hội của Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (VPA) đối với phụ nữ và xã hội dân sự”. Theo các tác giả, nguyên tắc V “Tuân thủ các quy định về chế biến gỗ” của VPA đòi hỏi việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, an toàn, bảo vệ môi trường và bằng chứng về nguồn gốc gỗ. Tiêu chuẩn kinh doanh nghiêm ngặt cùng với môi trường pháp lý mạnh mẽ, có khả năng làm tăng áp lực lên các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với năng lực/nguồn lực hạn chế.

Trong năm 2019, SRD và mạng lưới VNGO-FLEGT đã tiến hành khảo sát 86 doanh nghiệp ngành gỗ trên địa bàn các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam, Việt Nam. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát đã tự đánh giá sự tuân thủ của họ đối với các quy định liên quan đến quyền lợi của lao động nữ. Kết quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện tốt các quy định được quan tâm:

  • Tuân thủ quy định về bảo hiểm xã hội (96,5%);
  • Tuân thủ quy định về bảo hiểm y tế (96,5%);
  • Tuân thủ quy định bảo hiểm thất nghiệp (94,1%);
  • Tuân thủ quy định về kiểm tra sức khỏe (67,0%);
  • Tuân thủ quy định về nghỉ thai sản (83,4%);
  • Tuân thủ quy định về an toàn lao động (92,9).

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại cho rằng họ chưa tuân thủ tốt các quy định nêu trên. Thực tế, số liệu trên cho thấy, không phải 100% các DN được khảo sát đảm bảo thực hiện các quy định liên quan đến quyền lợi của lao động nữ (Hoàng Quốc Chính và cộng sự 2020).

Tô Xuân Phúc và cộng sự (2016) thực hiện nghiên cứu với tiêu đề “Một số rủi ro chính của ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập: Thực trạng và giải pháp chính sách”. Các tác giả đã chỉ ra một số rủi ro (hay các vấn đề tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp) khi tham gia thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường EU. Rủi ro các tác giả đề cập ở trong nghiên cứu này là rủi ro về việc không đáp ứng/tuân thủ các quy định của các thị trường xuất khẩu gỗ, gồm quy định của Hoa Kỳ, EU (như về gỗ hợp pháp – FLEGT-VPA) hay của Úc và các quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của Tô Xuân Phúc và cộng sự (2016), các rủi ro hiện hữu đối với các doanh nghiệp cụ thể như sau:

Rủi ro về tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu, gồm

  1. i) Rủi ro do sử dụng nhóm gỗ nguyên liệu có nguy cơ cao về nguồn gốc bất hợp pháp. Ví dụ như một số sản phẩm gỗ xuất khẩu hiện có nguy cơ vi phạm pháp luật Việt Nam về cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Cụ thể là năm 2015 các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu khoảng 1.800 m3 gỗ tròn căm xe (Xylia xylocarpa) hay một số sản phẩm gỗ xuất khẩu sử dụng loại gỗ nguyên liệu nguồn gốc không rõ ràng, có nguy cơ cao vi phạm pháp luật về khai thác
  2. ii) Rủi ro do không đáp ứng yêu cầu giải trình, minh bạch thông tin;

iii) Rủi ro do không xuất trình được các bằng chứng liên quan tới tính hợp pháp của gỗ – đối với yêu cầu khác như bằng chứng về giấy phép khai thác gỗ nguyên liệu hoặc hợp đồng mua bán gỗ nguyên liệu thì tỷ lệ các doanh nghiệp, bao gồm cả những DN hiện đang xuất khẩu đi Hoa Kỳ, EU và Úc có khả năng đáp ứng được một phần hoặc không thể đáp ứng còn tương đối cao.

Rủi ro về thiếu hệ thống kiểm soát chuỗi cung hiệu quả: Không có hệ thống kiểm soát chuỗi cung hoặc vận hành hệ thống kiểm soát chuỗi cung yếu, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đứng trước các rủi ro trong việc đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc gỗ hợp pháp và các yêu cầu khác khi tham gia xuất khẩu vào thị trường chính. Dữ liệu điều tra từ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cho thấy hiện có khoảng gần 60% trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát chưa áp dụng bất cứ hệ thống quản lý chuỗi cung nào. Nói cách khác, có tới hơn một nửa số doanh nghiệp xuất khẩu gỗ hiện nay không có bất kỳ cơ chế nào để kiểm soát nguồn gốc hợp pháp của các loại gỗ nguyên liệu.

Rủi ro trong sử dụng lao động: Doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam nếu không tuân thủ nghiêm túc các quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này của Việt Nam thì sản phẩm gỗ xuất khẩu của họ sang các thị trường này cũng sẽ đối mặt với các nguy cơ rủi ro. Rủi ro có liên quan đến yếu tố lao động chủ yếu ở 02 khía cạnh là tuổi lao động và loại hợp đồng lao động.

+ Rủi ro trong sử dụng lao động chưa thành niên và lao động cao tuổi –  Số liệu khảo sát các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cho thấy bình quân mỗi DN sử dụng 277 lao động trong độ tuổi lao động chính (18-65 tuổi) và 2,5 lao động ở độ tuổi dưới 18 và trên 65. Nói cách khác, số lao động nằm trong độ tuổi chính chiếm 99% trong tổng số lao động trong mỗi DN. Lượng lao động nằm ngoài độ tuổi chính chỉ chiếm 1%.

+ Rủi ro có liên quan đến các loại hợp đồng lao độngTrong 128 doanh nghiệp khảo sát, hình thức hợp đồng ngắn hạn một năm trở xuống chiếm tới gần 40%. Ngoài ra, dữ liệu khảo sát từ các DN này cho thấy bình quân mỗi DN có khoảng ba lao động, tương đương với 1% trong tổng số lao động tại các doanh nghiệp này không có hợp đồng. Đây có thể là các trường hợp lao động mà hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi (hai bên không ký hợp đồng bằng văn bản nhưng người lao động vẫn thực hiện nghĩa vụ làm việc và người sử dụng phải trả thù lao/lương). Tuy nhiên, từ góc độ pháp lý, các DN này đang vi phạm pháp luật lao động về việc phải ký kết hợp đồng bằng văn bản (Tô Xuân Phúc và cộng sự 2016).

2.3 Tóm tắt tổng quan nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến các vấn đề môi trường, lao động và xã hội quy định tại EVFTA đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biến gỗ vừa và nhỏ nói riêng cho thấy hiện còn thiếu các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề môi trường, xã hội và lao động đối với DN chế biến gỗ nhỏ và vừa. Các vấn đề này thường chỉ kết hợp là một phần trong các nội dung nghiên cứu thuộc các nghiên cứu trước đây. Thêm nữa trong các nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu khá đa dạng, nhưng chưa tập trung vào đối tượng doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa.

Các nghiên cứu trước đây đã giúp có được các thông tin đánh giá ban đầu về việc tuân thủ hay khả năng đáp ứng các quy định của EVFTA cùng hiệp định liên quan về các vấn đề môi trường, xã hội và lao động đối với doanh nghiệp lâm nghiệp trên cơ sở các tiêu chí/chỉ số đánh giá có liên quan, làm cơ sở tham khảo cho nghiên cứu sâu về các vấn đề môi trường, xã hội và lao động của doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa. Tuy nhiên, các tiêu chí/chỉ số đánh giá trong các nghiên cứu khá đa dạng, chưa theo hệ thống, cấu trúc thống nhất từ Nguyên tắc (Priciple) đến Tiêu chí (Criteria) và Chỉ số (Indicator) đánh giá. Cách tiếp cận này được áp dụng trong quá trình rà soát các chỉ số từ hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam, làm cơ xây dựng hệ thống bảng hỏi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu.

Các cam kết trong EVFTA không đặt ra các yêu cầu bắt buộc hay tiêu chuẩn mới, mà chủ yếu là nhắc lại các nghĩa vụ đang thực thi hoặc ghi nhận cam kết nỗ lực cải thiện hiện trạng, nâng cao các tiêu chuẩn nội địa có liên quan dựa trên quy định pháp luật của nước sở tại. Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam, phần nào đề cập đến các quy định pháp luật có liên quan đến các vấn đề môi trường, lao động và xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, không có các nghiên cứu rà soát và đánh giá toàn diện các vấn đề môi trường, xã hội và lao động đối với DNNVV trong lĩnh vực CBG theo các quy định pháp luật có liên quan để kế thừa và xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số đánh giá.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Khung nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên khung nghiên cứu mô tả tại hình dưới đây.

Hiệp định EVFTA
Hiệp định/điều ước q.tế liên quan
Văn bản pháp luật trong nước
Doanh nghiệp chế biến gỗ
Đáp ứng quy định

–       Môi trường

–       Xã hội

–       Lao động

Chính sách hỗ trợ

Hình 1. Khung phân tích của nghiên cứu

Theo khung phân tích trên, các bước nghiên cứu được tiến hành như sau:

– Bước 1: Tổng hợp phân tích các nội dung quy định của EVFTA, hiệp định/điều ước quốc tế liên quan và các văn bản pháp luật tương ứng trong nước làm cơ sở cho việc xác định các tiêu chí, chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp;

– Bước 2: Tổng hợp thực trạng các doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa để có thông tin tổng quát về các doanh nghiệp;

– Bước 3: Đánh giá khả năng đáp ứng quy định của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí và chỉ số về môi trường, xã hội và lao động; và

– Bước 4: Kết quả đánh giá sẽ là cơ sơ để đưa ra các khuyến nghị chính sách liên quan trong lĩnh vực quản trị rừng và thương mại lâm sản.

3.2 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa (DNCBGNVV) được phân loại dựa theo quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP. Đây là đối tượng chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ của cả nước. So với các doanh nghiệp lớn, các DNCBGNVV còn có nhiều vấn đề trong việc đáp ứng các quy định của hiệp định/điều ước quốc tế cũng như quy định pháp luật trong nước về môi trường, xã hội và lao động.

Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn tại 3 tỉnh, bao gồm: Tuyên Quang, Nghệ An và Bình Định đại diện cho 3 khu vực Bắc, Bắc Trung bộ, và Nam Trung Bộ. Đây là những tỉnh có diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu lớn và có nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa tại các khu vực Bắc, Bắc Trung bộ, và Nam Trung Bộ.

3.3 Thu thập số liệu

Nghiên cứu sử dụng cả hai loại số liệu là số liệu thứ cấp và sơ cấp. Số liệu thứ cấp được thu thập gồm: Tài liệu quy định về EVFTA cùng các hiệp định/công ước quốc tế liên quan về các vấn đề môi trường, xã hội và lao động (như VPA/FLEGT, các công ước ILO, v.v), cùng các Văn bản pháp luật liên quan; Các báo cáo, bài viết, nghiên cứu liên quan đến các quy định và tuân thủ quy định của các hiệp định/công ước về vấn đề môi trường, xã hội lao động của các doanh nghiệp lâm nghiệp, chế biến gỗ; Cố liệu thống kê về các doanh nghiệp chế biến gỗ tại các tỉnh. Các số liệu này được thu thập từ các nguồn như qua mạng, từ cơ sở dữ liệu/cổng thông tin điện tử các đơn vị nghiên cứu, NGO (như SRD, Forest Trend), Tổng cục Lâm nghiệp và các Chi cục Kiểm lâm các tỉnh.

Đánh giá khả năng đáp ứng quy đinh, của doanh nghiệp về môi trường, xã hội, lao động được thực hiện dựa trên các tiêu chí và chỉ số tương ứng theo từng lĩnh vực (xem bảng 1). Các tiêu chí và chỉ sổ đánh giá tại bảng này được xây dựng dựa trên các quy định về môi trường, xã hội và lao động tại EVFTA, các hiệp định/công ước quốc tế và văn bản pháp luật có liên quan

Bảng 1. Tiêu chí và chỉ số đánh giá về môi trường, xã hội và lao động

Lĩnh vực và tiêu chí Chỉ số VBPL tham chiếu
1. Môi trường    
1.1. Đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường (Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt trước ngày ban hành Luật này và còn hiệu lực là văn bản tương đương khi xem xét, được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn) 1.1.1. Có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường Điều 30 Luật BVMT, 2020; Điều 29; 32; và 34 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
1.1.2. Có giấy phép môi trường Điều 29; 32; và 34 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
1.1.3. Có đăng ký môi trường Điều 32; 34; và 48 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
1.2. Quản lý chất thải và phế liệu 1.2.1. Phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng chất thải thông thường Điều 55, 81, 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
  1.2.1. Phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
  1.2.3. Có giấy phép xử lý chất thải nguy hại Điều 42, 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
1.3. Quản lý nước thải 1.3.1. Thu gom, xử lý nước thải Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
  1.3.2. Có hệ thống xử lý nước thải Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
1.4. Quản lý hóa chất 1.4.1. Có nhà xưởng, kho chứa hóa chất Luật Hóa chất 2007, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, Luật Bảo vệ môi trường 2020
  1.4.2. Phân loại, bảo quản, vận chuyển hóa chất Luật Hóa chất 2007, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, Luật Bảo vệ môi trường 2020
  1.4.3. Xử lý hóa chất Luật Hóa chất 2007, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, Luật Bảo vệ môi trường 2020
1.5. Quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản 1.5.1. Có chứng chỉ CoC  
2. Xã hội/Trách nhiệm XH    
2.1. Thành lập doanh nghiệp 2.1.1. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Điều 28, 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014
  2.1.2. Có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với doanh nghiệp nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm trên 51% vốn điều lệ) Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014
  2.1.3. Có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất) Điều 39 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP; Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014
2.2. Thuế và tài chính 2.2.1. Doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài theo quy định Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, Thông tư số 65/2020/TT-BTC
  2.2.2. Doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế theo quy định Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP
  2.2.3. Doanh nghiệp không có trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu rủi ro về thuế Điều 100 Luật Quản lý thuế 2019, Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP
  2.2.4. Doanh nghiệp thực hiện lập và nộp báo cáo tài chính theo quy định Điều 29 Luật Kế toán 2015, Điều 80 T.tư 133/2016/TT-BTC
3. Lao động    
3.1. Tự do liên kết và thương lượng tập thể 3.1.1. Người lao động được tham gia tổ chức công đoàn của doanh nghiệp Điều 170, 172, 175 Bộ Luật Lao động 2019, Điều 5 Luật Công đoàn năm 2012
3.2. Sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên 3.2.1. Có giao kết hợp đồng lao động với lao động trẻ em, lao động chưa thành niên Điều 145 Bộ luật Lao động 2019, Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH
  3.2.2. Bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động cho lao động trẻ em, lao động chưa thành niên Điều 145, 146 Bộ luật Lao động 2019, Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH
  3.2.3. Không sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên vào các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên Điều 147 Bộ luật Lao động 2019, Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH
3.3. Quyền được làm việc và tự do lựa chọn việc làm 3.3.1. Tổ chức tuyển dụng, quản lý lao động theo quy định Điều 5, 6 và Chương II Bộ Luật Lao động 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
3.4. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử 3.4.1. Có chính sách bảo vệ lao động nữ, chính sách thai sản cho lao động nữ Chương X Bộ Luật Lao động 2019, N.định 145/2020/NĐ-CP
3.5. Tuân thủ quy định về trả lương thỏa đáng 3.5.1. Có bảng kê trả lương cho người lao động, có ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền thưởng, nội dung và số tiền khấu trừ Điều 95, 98, 102, 104 Bộ Luật lao động 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
3.6. Thời gian làm việc hợp lý 3.6.1. Có quy định về thời gian làm việc theo ngày, theo tuần, giờ làm việc ban đêm, làm thêm giờ Điều 105, 106, 107 Bộ Luật Lao động 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
  3.6.2. Có quy định về số giờ nghỉ, ngày nghỉ, nghỉ phép hàng năm, nghỉ lễ, tết Chương 7 Mục 2 Bộ Luật Lao động 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
3.7. Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe 3.7.1. Có nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động Điều 134 Bộ Luật Lao động 2019, Điều 15, 16 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
  3.7.2. Có kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động Điều 134 Bộ Luật Lao động 2019, Điều 76 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
  3.7.3. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
  3.7.4. Bố trí phương tiện, trang thiết bị bảo hộ cho người lao động Điều 23 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
3.8. Quan hệ lao động 3.8.1. Có hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động Chương III, Mục 1 Bộ Luật Lao động 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
  3.8.2. Có sổ bảo hiểm xã hội của người lao động có hợp đồng từ 01 tháng trở lên Điều 168 Bộ Luật Lao động 2019, Điều 2, 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
  3.8.3. Có bảo hiểm y tế của người lao động có hợp đồng từ 03 tháng trở lên Điều 168 Bộ Luật Lao động 2019, Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008; Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014
  3.8.4. Có bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động có hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên Điều 168 Bộ Luật Lao động 2019, Điều 52 Luật việc làm năm 2013

Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu từ các VBQPPL, 2022.

Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn cán bộ cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến doanh nghiệp chế biến gỗ, doanh nghiệp/đại diện doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp, sử dụng các tiêu chí và chỉ số nếu tại Bảng 1 để xây dựng các bộ câu hỏi bán cấu trúc (xem Phụ lục). Thông tin thu thập với từng đối tượng cụ thể như sau:

  • Đại điện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến DNCBGNVV (như Kiểm lâm, Tài nguyên môi trường) ở các cấp. Nội dung phỏng vấn gồm nội dung quy định pháp luật và chính sách của nhà nước liên quan đến vấn đề môi trường, xã hội, lao động của DNCBGNVV, tình hình thực hiện các quy định của DNCBGNVV, vấn đề tồn tại trong thực hiện và đề xuất chính sách cần sửa đổi bổ sung. Mỗi tỉnh tối thiểu có từ 5 cán bộ quản lý được phỏng vấn. Tổng cộng có 15 cán bộ tại 3 tỉnh được phỏng vấn trong quá trình nghiên cứu (xem Phụ lục)
  • Đại diện các DNCBGNVV. Đối tượng DN này được phân loại theo quy định của Nghị định số 39/2018/ NĐ-CP, nay được thay thế bởi Nghị định 80/2021/NĐ-CP. Mỗi tỉnh lựa chọn ngẫu nhiên 15 DN trong danh sách thống kê của cơ quan quản lý nhà nước. Tổng số DNCBGNVV được lựa chọn để đánh giá được tính bằng căn bậc hai (√ ) của tổng số DN tại mỗi tỉnh. Thông tin thu thập gồm: Thông tin chung về DN (Tên, diện tích sản xuất, quy mô vốn, lao động, sản phẩm chế biến, v.v); Thông tin về khả năng đáp ứng các quy định về các vấn đề môi trường, xã hội, lao động của doạnh nghiệp theo các tiêu chí và chỉ số tương ứng; Các khó khăn của DN trong việc thực hiện tuân thủ/yêu cầu theo các quy định pháp luật và đề xuất liên quan của doanh nghiệp. Tổng số DN được khảo sát, nghiên cứu tại 3 tỉnh là 45 DNCBGNVV (Danh sách chi tiết xem Phụ lục).
  • Người lao động trong các DNCBGNVV, tối thiểu 3 người/DN, mỗi tỉnh có 45 lao động được phỏng vấn. Thông tin, số liệu thu thập chủ yếu liên quan đến việc đáp ứng các quy định về lao động của DN đối với người lao động, theo các tiêu chí như: Tự do liên kết và thương lượng tập thể; Sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên; Quyền được làm việc và lựa chọn việc làm; Phân biệt đối xử; Trả lương thỏa đáng; Thời gian làm việc hợp lý; Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe; và Quan hệ lao động. Tổng số có 135 người lao động được phỏng vấn tại 3 tỉnh (Danh sách chi tiết xem Phụ lục).

3.4 Phân tích số liệu

Phân tích và tổng hợp số liệu thứ cấp về các kết quả nghiên cứu, sử dụng phương pháp PRQA (Preview – Read – Question – Answer) và bảng liệt kê tổng hợp theo các đầu mục (như tên nghiên cứu, ai làm, ở đâu, khi nào, phương pháp áp dụng, kết quả đạt được liên quan đến việc đáp ứng quy định về các vấn đề môi trường, xã hội của doanh nghiệp, tồn tại của nghiên cứu, v.v).

Tổng hợp nội dung các quy định tại các văn bản pháp luật quy định theo các lĩnh vực/vấn đề về môi trường, xã hội và lao động; sử dụng bảng liệt kê tổng hợp theo các đầu mục, như tên văn bản, nội dung quy định, điều khoản quy định, nhận xét chung.

Số liệu thu thập liên quan đến đánh giá khả năng đáp ứng các quy định của các doanh nghiệp qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu áp dụng các phương pháp thống kê mô tả, sử dụng bảng biểu tổng hợp, tính tỷ lệ phần trăm và số trung bình cộng theo các tiêu chí, chỉ số đánh giá. Bảng tổng hợp chủ yếu được sử dụng để biểu thị các kết quả phân tích số liệu nghiên cứu. Trên cơ sở các kết quả phân tích nêu trên sẽ xây dựng báo cáo đánh giá khả năng đáp ứng các quy định tại EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của DNCBGNVV theo các tiêu chí và chỉ số tương ứng.

4. Quy định EVFTA và pháp luật Việt Nam liên quan đến DNCBG

4.1 Quy định tại EVFTA và hiệp định liên quan về môi trường, lao động và xã hội

4.1.1 Quy định của Hiệp định EVFTA

Quy định của Hiệp định EVFTA liên quan đến các doanh nghiệp lâm nghiệp nói chung và chế biến gỗ nói riêng được nêu tại Chương 13 – Thương mại và phát triển bền vững. Có 2 nội dung cơ bản về vấn đề này trong Chương 13 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tóm lược, cụ thể là: (i) Các cam kết về cách thức ban hành các tiêu chuẩn, quy định nội địa liên quan tới các khía cạnh bền vững; (ii) Các cam kết về các khía cạnh cụ thể của phát triển bền vững (gồm lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). Các cam kết này phần lớn không đặt ra các yêu cầu bắt buộc hay tiêu chuẩn mới mà chủ yếu là nhắc lại các nghĩa vụ đang thực thi hoặc ghi nhận cam kết nỗ lực cải thiện hiện trạng, nâng cao các tiêu chuẩn nội địa.

  • Cam kết về cách thức ban hành các tiêu chuẩn, quy định nội địa về phát triển bền vững: Nội dung này không đưa ra những cam kết về các tiêu chuẩn môi trường, lao động cụ thể, mà EVFTA đặt ra nguyên tắc chung đối với việc ban hành các tiêu chuẩn, quy định nội địa liên quan, như:
  • Không được loại bỏ hoặc hạ bớt các tiêu chuẩn, quy định pháp luật về môi trường, lao động của mình theo cách thức ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU
  • Không được vì mục đích thúc đẩy thương mại đầu tư mà bỏ qua việc thực thi các quy định pháp luật về môi trường, lao động
  • Không được áp dụng các quy định về môi trường, lao động theo cách thức có thể hạn chế thương mại đầu tư giữa Việt Nam và EU một cách trá hình.
  • Khi dự thảo hoặc thực thi các quy định nhằm bảo vệ môi trường, điều kiện lao động thì phải dựa trên các căn cứ, thông tin khoa học sẵn có, tham khảo các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế liên quan.
  • Phải bảo đảm nguyên tắc minh bạch, tham vấn đầy đủ khi ban hành các quy định, tiêu chuẩn mới về lao động, môi trường
  • Các cam kết về các khía cạnh cụ thể của phát triển bền vững
  • Cam kết về lao động: EVFTA không đưa ra các cam kết hay tiêu chuẩn lao động mới mà chỉ nhấn mạnh việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam và EU đã cam kết với tư cách là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các tiêu chuẩn lao động trong Tuyên bố 1998 của ILO về Các nguyên tắc và các quyền cơ bản tại nơi làm việc, cụ thể có 04 nguyên tắc:
  • (i) Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động;
  • (ii) Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc;
  • (iii) Cấm sử dụng lao động trẻ em;
  • (iv) Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp

Ngoài ra, EVFTA cũng có các cam kết không bắt buộc về việc nỗ lực tham gia ký kết và thực thi các Công ước khác về lao động của ILO mà mình chưa phải là thành viên, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng điều này phụ thuộc vào bối cảnh của từng nước.

  • Cam kết về môi trường – EVFTA không đưa ra các tiêu chuẩn môi trường mới mà chỉ ghi nhận cam kết tăng cường thực thi hiệu quả các cam kết đã có trong các Công ước đa phương về môi trường (MEAs) mà Việt Nam và EU hiện đang là thành viên. Đồng thời, ở một số khía cạnh môi trường nhất định, EVFTA có nhấn mạnh một số yêu cầu nhất định, trong đó có yêu cầu liên quan đến các doanh nghiệp chế biến gỗ. Cụ thể là về Quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản, tại Điều 13.8, EVFTA đưa ra cam kết về các biện pháp khác nhau nhằm thúc đẩy thương mại và tiêu dùng gỗ hợp pháp (trao đổi thông tin, ban hành quy định liên quan, ký kết Hiệp định VPA/FLEGT, v.v…).
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Việt Nam và EU cam kết về thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thông qua các hình thức hợp tác, trao đổi thông tin, ban hành các chính sách khuyến khích thực hiện CSR. Tuy nhiên, EVFTA cũng nhấn mạnh yêu cầu không được sử dụng các biện pháp liên quan tới CSR theo cách có thể dẫn tới hệ quả phân biệt đối xử hoặc hạn chế thương mại.

4.1.2 Quy định gỗ hợp pháp VPA/FLEGT và quy định liên quan

Hiệp định đối tác tự nguyện thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU được ký vào ngày 19/10/2018. Theo quy định tại Điều 2 mục (j) của hiệp định này, “Gỗ hợp pháp là các sản phẩm gỗ được khai thác hoặc nhập khẩu và sản xuất phù hợp với quy định luật pháp của Việt Nam như được quy định tại phụ lục II và các quy định liên quan của Hiệp định này, và được khai thác, sản xuất và nhập khẩu phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác đối với gỗ nhập khẩu như quy định tại phụ lục V”. Nội dung của Hiệp định này được “nội luật hóa” tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/CP:  “Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ (sau đây viết tắt là gỗ) được khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định liên quan của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ xuất khẩu vào Việt Nam”.

Tô Xuân Phúc và cộng sự (2016) đã nghiên cứu rõ hơn các quy định gỗ hợp pháp của của EU trong khâu thương mại, nội dung gồm: (i) nghiêm cấm việc nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ được khai thác trái phép vào EU; (ii) các cá nhân và công ty của EU thực hiện hoạt động thương mại về gỗ và các sản phẩm gỗ nằm trong danh mục được quy định bởi EU có trách nhiệm lưu trữ các thông tin về người mua và nhà cung cấp của mình; và (iii) các nhà nhập khẩu đưa bất kỳ các sản phẩm nào có trong danh mục các mặt hàng gỗ được quy định bởi EU phải thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm giải trình nhằm giảm thiểu rủi ro gỗ bất hợp pháp đi vào EU.

Theo“PAS 2021:2012: Thực hiện trách nhiệm giải trình trong việc xác minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ và các sản phẩm từ gỗ – Tài liệu hướng dẫn thực hiện Quy định (EU) số 995/2010”, Hệ thống trách nhiệm giải trình, nội dung gồm có:

  • Truy cập thông tin, như đối với nhà kinh doanh, yếu tố đầu tiên về hệ thống trách nhiệm giải trình yêu cầu nhà kinh doanh phải có “những tiêu chuẩn và thủ tục cho phép truy cập các thông tin về việc cung cấp gỗ hay các sản phẩm gỗ ra thị trường”.
  • Quản lý việc đánh giá rủi ro: Yếu tố thứ hai của hệ thống trách nhiệm giải trình quy định trong bộ yêu cầu một nhà kinh doanh phải có sẵn “các thủ tục đánh giá rủi ro, cho phép nhà kinh doanh phân tích và đánh giá sự rủi ro của gỗ và sản phẩm gỗ khai thác bất hợp pháp từ số gỗ được đưa vào thị trường”.
  • Giảm thiểu những rủi ro đã xác định: Yếu tố thứ ba của hệ thống trách nhiệm giải trình yêu cầu “, một nhà kinh doanh phải có sẵn những quy trình/thủ tục giảm thiểu các rủi ro bao gồm một bộ các biện pháp và thủ tục thích hợp và tương xứng để tối thiểu hóa các rủi ro một cách có hiệu quả.
  • Lưu trữ hồ sơ – Cả nhà kinh doanh và thương nhân đều được yêu cầu lưu trữ hồ sơ nhằm đáp ứng nghĩa vụ của họ được nêu trong Quy định – cụ thể là yêu cầu nhà kinh doanh lưu giữ thông tin trong 5 năm và chuẩn bị sẵn sàng để được kiểm tra bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Thực hiện/vận hành hệ thống, như có con người với trình độ chuyên môn phù hợp chịu trách nhiệm thực hành hệ thống.

Ở Việt Nam, trong Hệ thống cấp chứng chỉ rừng Quốc gia (VFCS) đã có quy định tiêu chuẩn về hệ thống trách nhiệm giải trình được quy định tại Bộ tiêu chuẩn quản lý chuỗi hành trình sản phẩm có nguồn gốc từ rừng – VFCS/PEFC ST 1005:2019 (VFCS 2019). Các yêu cầu tối thiểu tối tiểu của một hệ thống cơ bản bao gồm:

  • Thu thập thông tin;
  • Đánh giá rủi ro;
  • Những chỉ trích hoặc khiếu nại đã được chứng minh;
  • Quản lý các nguồn cung ứng có rủi ro;
  • Không được đưa vào thị trường – Gỗ hoặc các sản phẩm gỗ có xuất xứ từ những nguồn không rõ, hoặc những nguồn gây tranh cãi, hoặc nguồn bất hợp pháp không được phép có trong các nhóm sản phẩm thuộc chuỗi hành trình sản phẩm VFCS của đơn vị (Chi tiết xem Mục VI. Những yêu cầu tối thiểu của hệ thống trách nhiệm giải trình của bộ tiêu chuẩn VFCS/PEFC-ST 1005:2019).

4.2 Quy định pháp luật của Việt Nam về môi trường, lao động và xã hội

Hiện nay Việt Nam có một hệ thống các quy định pháp luật về các vấn đề môi trường, lao động và xã hội liên quan đến doanh nghiệp nói chung, theo trình tự từ Luật đến Nghị định và Thông tư hướng dẫn.

4.2.1 Quy định về vấn đề môi trường

Quy định về môi trường áp dụng chung cho các doanh nghiệp và liên quan đến doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa chủ yếu gồm quy định tại các Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Hóa chất 2007 cùng các Nghị định và Thông tư hướng dẫn đi kèm, như:

  • Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
  • Nghị định số 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
  • Nghị định số102/2020/NĐ-CP, ngày 01/9/2020 quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp việt nam;
  • Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, ngày 10/01/2022, quy định một số điều của luật bảo vệ môi trường;
  • Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16/11/2018 quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ.

Các quy định tại các văn bản pháp luật trên quy định nhiều nội dung khác nhau liên quan đến các vấn đề môi trường đối với các cơ sơ sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Liên quan đến DNNVV thuộc lĩnh vực CBG. Trong phạm vi của báo cáo này, nội dung các quy định được tổng hợp thành 5 nhóm như sau:

  1. i) Đánh giá tác động và bảo vệ môi trường – Theo điều 12 (khoản 1) Nghị định 18/2015/NĐ-CP, các doanh nghiệp chế biến gỗ thuộc một trong ba đối tượng sau phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là: cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ rừng tự nhiên có công suất >= 3.000 m3 sản phẩm/năm; cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2 sản phẩm/năm trở lên; cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên. Đối với các cơ sở sản xuất gỗ, ván ép, ván dăm không chịu sự điều chỉnh của đánh giá tác động môi trường cần phải có kế hoạch bảo vệ môi trường.
  2. ii) Quản lý chất thải và phế liệu – Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Điều 8, 55, 81, 82, 83, 84), Nghị định 08/2022/NĐ-CP (Điều 56, 65, 66, 69,70, 71), các doanh nghiệp chế biến gỗ cần phải đảm bảo các yêu cầu về: Phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng chất thải thông thường; Phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại; và có giấy phép xử lý chất thải nguy hại (trong trường hợp tự xử lý).

iii) Quản lý nước thải – Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Điều 86, 87) và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (Điều 57, 74), các doanh nghiệp chế biến gỗ có phát sinh nước thải trong qua trình sản xuất cần phải đảm bảo có hệ thống thu gom và xử lý nước thải.

  1. iv) Quản lý hóa chất – Theo quy định tại Luật Hóa chất 2007, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, các doanh nghiệp chế biến gỗ có sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu như: Có nhà xưởng, kho chứa hóa chất; Thực hiện phân loại, bảo quản, vận chuyển hóa chất; và Xử lý hóa chất theo quy định của pháp luật.
  2. v) Quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản – Theo các quy định tại Phụ lục V – Hiệp định VPA/FLEGT, Bộ tiêu chuẩn quản lý chuỗi hành trình sản phẩm có nguồn gốc từ rừng – VFCS/PEFC ST 1005:2019, Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT (Điều 5, 31) các doanh nghiệp chế biến gỗ cần xây dựng và vận hành hệ thống trách nhiệm giải trình bao gồm: i) Xây dựng tiêu chuẩn và thủ tục cho phép truy cập các thông tin về việc cung cấp gỗ/sản phẩm gỗ ra thị trường; ii) Xây dựng thủ tục đánh giá rủi ro cho phép phân tích và đánh giá sự rủi ro của gỗ/sản phẩm gỗ khai thác bất hợp pháp từ số gỗ được đưa vào thị trường; iii) Xây dựng quy trình/thủ tục giảm thiểu các rủi ro bao gồm một bộ các biện pháp và thủ tục thích hợp để tối thiểu hóa các rủi ro một cách có hiệu quả; iv) Lưu trữ hồ sơ lâm sản trong 5 năm; và v) Thực hiện vận hành hệ thống.

4.2.2 Quy định về vấn đề lao động và xã hội

Quy định pháp luật về lao động liên quan đến DNCBGNVV hiện nay bao gồm các quy định tại một số Luật cùng các Nghị định và thông tư hướng dẫn, cụ thể là:

  • Bộ Luật Lao động 2019
  • Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014
  • Luật Công đoàn năm 2012
  • Luật việc làm năm 2013
  • Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
  • Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH
  • v.

Các vấn đề lao động được quy định chủ yếu là: Tự do liên kết và thương lượng tập thể; Sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên; Điều kiện làm việc cho lao động, gồm cả lao động nữ; Trả lương thỏa đáng; Thời gian làm việc hợp lý; Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe; và Quan hệ lao động. Nội dung các quy định pháp luật theo nhóm vấn đề được tóm lược như sau:

  1. Tự do liên kết và thương lượng tập thể – Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 (tại Điều 170, 172, 175) và Luật Công đoàn năm 2012 (Điều 5), Người lao động được tự do tham gia tổ chức công đoàn của doanh nghiệp.
  2. Sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên – Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (Điều 145, 147) và Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH, các DN khi sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên cần đảm bảo các yêu cầu sau: Có giao kết hợp đồng lao động; Bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động; và Không sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên vào các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên.
  • Điều kiện làm việc cho phụ nữ – Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 (tại Chương X) và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, DN khi sử dụng lao động phụ nữ cần có chính sách bảo vệ lao động nữ, chính sách thai sản cho lao động nữ.
  1. Trả lương thỏa đáng – Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 (Điều 95, 98, 102, 104) và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp khi sử dụng lao động phải đảm bảo mức lương tối thiểu cho người lao động (tại thời điểm hiện tại là hơn 4.420.000 đồng/tháng) và có bảng kê trả lương cho người lao động, có ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền thưởng, nội dung và số tiền khấu trừ.
  2. Thời gian làm việc hợp lý – Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 (Điều 105, 106, 107 Chương 7 Mục 2) và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp cần đảm bảo 2 yêu cầu sau: Có quy định về thời gian làm việc theo ngày, theo tuần, giờ làm việc ban đêm, làm thêm giờ; và Có quy định về số giờ nghỉ, ngày nghỉ, nghỉ phép hàng năm, nghỉ lễ, tết.
  3. Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe – Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 (Điều 134) và Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 (Điều 15, 16, 76, 21, 23), DN cần đảm bảo các điều kiện an toàn và sức khỏe cho người lao động như sau: i) Có nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; ii) Có kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; iv) Bố trí phương tiện, trang thiết bị bảo hộ cho người lao động.
  • Quan hệ lao động – Theo các quy định của Bộ Luật Lao động 2019 (Chương III – Mục 1, Điều 168), Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (Điều 2, 21), Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (Điều 12), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 (Điều 1), Luật việc làm năm 2013 (Điều 52) và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, DN khi sử dụng lao động cần phải đáp ứng những yêu cầu: (1) Có hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động; (2) Có sổ bảo hiểm xã hội của người lao động có hợp đồng từ 01 tháng trở lên; (3) Có bảo hiểm y tế của người lao động có hợp đồng từ 03 tháng trở lên; và (4) Có bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động có hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên.

4.2.3 Quy định về vấn đề (trách nhiệm) xã hội

Ngoài vấn đề lao động, vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chủ yếu được quan tâm trong báo cáo nay là trách nhiệm về thuế và tài chính và việc đảm bảo phúc lợi cho người lao động. Vấn đề này hiện được quy định tại các VBQPPL sau:

  • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, ngày 3-6-2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, ngày 19-6-2013;
  • Luật Quản lý thuế 2019;
  • Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1-10-2014, của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định về thuế.
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020, quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế;
  • Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 139/2016/NĐ-CPngày 04 tháng 10 năm 2016 của chính phủ quy định về lệ phí môn bài;
  • Thông tư số 65/2020/TT-BTC ngày 09 tháng 7 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 302/2016/tt-btc ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài;
  • Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Theo quy định tại các văn bản trên, về trách nghiệm/nghĩa vụ nộp thuế phí, doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau: i) Nộp lệ phí môn bài theo quy định (Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, Thông tư số 65/2020/TT-BTC); ii) Thực hiện kê khai và nộp thuế theo quy định (Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP); iii) Không có trong danh sách có dấu hiệu rủi ro về thuế (Luật Quản lý thuế 2019 – Điều 100, Nghị định 126/2020/NĐ-CP – Điều 29); iv) Thực hiện lập và nộp báo cáo tài chính theo quy định (Luật Kế toán 2015 – Điều 29, Thông tư 133/2016/TT-BTC – Điều 80).

Về phúc lợi doanh nghiệp, pháp luật quy định, doanh nghiệp được trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc trích lập quỹ phúc lợi doanh nghiệp và chế độ ưu đãi thuế trong việc trích lập quỹ phúc lợi được quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, ngày 3-6-2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, ngày 19-6-2013. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 91/2014/NĐ-CP, các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (Nguyễn Đức Kha 2021). Các khoản chi phúc lợi doanh nghiệp được Nguyễn Đức Kha (2021) liệt kê gồm:

  • Trợ cấp, thăm hỏi người lao động bị mất
  • Trao quà mừng người lao động kết hôn
  • Trao quà thăm hỏi khi người lao động ốm đau
  • Trợ cấp khó khăn cho người lao động
  • Thăm hỏi, phúng viếng đối với “tứ thân phụ mẫu”
  • Thưởng, tặng quà ngày lễ
  • Trao quà động viên con của người lao động trong học tập
  • v.

5. Khái quát thực trạng DNCBG nhỏ và vừa tại 3 tỉnh nghiên cứu

5.1 Doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa tại Tuyên Quang

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (2019), tại Tuyên Quang có tổng số 73 doanh nghiệp chế biến gỗ có tên trong danh sách thống kê của tỉnh. Trong đó có khoảng 98,6% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm gần 89,0 % doanh nghiệp siêu nhỏ có vồn đầu tư <3 tỷ; 5,5 % doanh nghiệp nhỏ – vốn đầu tư từ 3 đến 20 tỷ; và 4,1% doanh nghiệp vừa – vốn đầu tư từ 20 đến 100 tỷ. Chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư hơn 100 tỷ, chiếm tỷ lệ không đáng kể (1,4%) được xếp loại là doanh nghiệp lớn. Bảng 2 là kết quả tổng hợp phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ theo quy mô vốn đầu tư tại Tuyên Quang tính đến năm 2019. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn được quy định tại Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 11/3/2018.

Bảng 2. Phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ theo quy mô vốn đầu tư

TT Loại doanh nghiệp Vốn đầu tư (tỷ) Số lượng Tỷ trọng (%)
1 Siêu nhỏ < 3 65 89,0
2 Nhỏ 3 – 20 4 5,5
3 Vừa 20 – 100 3 4,1
4 Lớn > 100 1 1,4
  Tổng   73 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu TCLN (2020)

Các sản phẩm gỗ được các DNNVV chế biến chủ yếu là đồ gỗ, ván bóc, dăm, ván thanh và ván dán. Trong đó, doanh nghiệp chế biến ván bóc có số lượng nhiều nhất, 25 doanh nghiệp và toàn bộ là các doanh nghiệp siêu nhỏ. Tiếp đến là nhóm doanh nghiệp chế biến dăm, có 21 doanh nghiệp, gồm 20 DN siêu nhỏ và 01 DN nhỏ; chế biên gỗ/đồ gỗ có 20 DN, gồm phần lớn là DN nhỏ và siêu nhỏ. Các sản phẩm khác, như ván thanh có 4 doanh nghiệp siêu nhỏ và ván dán có 2 DN nhỏ và vừa. Bảng 3 là kết quả tổng hợp phân loại doanh nghiệp theo nhóm sản phẩm gỗ, trong tổng số 72 DNNVV, có đến 65 doanh nghiệp thuộc siêu nhỏ và chỉ có 7 DN thuộc nhóm nhỏ và vừa.

Bảng 3. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn và SPG chế biến

TT Sản phẩm chế biến Số doanh nghiệp
Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Tổng
1 Chế biến gỗ (đồ gỗ) 16 2 2 20
2 Ván dán   1 1 2
3 Ván thanh 4     4
4 Ván bóc 25     25
5 Dăm 20 1   21
  Tổng 65 4 3 72

Nguồn: tổng hợp từ số liệu TCLN (2020)

Theo số liệu thống kê (2020), chỉ có 7 DN, gồm 4 DN nhỏ và 3 DN vừa, xuất khẩu sản phẩm (đồ gỗ chế biến, ván dán và dăm) chiếm tỷ lệ chưa đến 9,7% tổng số 72 DNNVV ở Tuyên quang (Bảng 4). Mặc dù, số lượng các các DNCBG có quy mô siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn (90,3%), nhưng các SPG chế biến của các doanh nghiệp thuộc loại này không trực tiếp xuất khẩu sang thị trường thế giới.

Bảng 4. Số lượng các DNCBG có xuất khẩu sản phẩm gỗ

TT Loại DN Số lượng Số DN tham gia xuất khẩu SPG Tỷ lệ (%)
1 Siêu nhỏ 65 0 0
2 Nhỏ 4 4 5,6
3 Vừa 3 3 4.1
  Tổng 72 7 9,7

Nguồn: tổng hợp từ số liệu TCLN (2020)

5.2 Doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa tại Nghệ An

Ở Nghệ An, tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ có tên trong danh sách thống kê của tỉnh là 132 doanh nghiệp (Bảng 5). Phần lớn là DNNVV, chiếm khoảng 98%, trong đó DN siêu nhỏ chiếm 84,1% và DN nhỏ là 12,9%. Doanh nghiệp lớn có vốn đầu trên 100 tỷ tại Nghệ An có số lượng rất ít, chỉ có 3 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể (2,3%) trong tổng số doanh nghiệp có tên trong danh sách tổng hợp tại tỉnh.

Bảng 5. Phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ theo quy mô vốn đầu tư

TT Loại doanh nghiệp Vốn (tỷ) Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú
1 Siêu nhỏ < 3 111 84,1 Vốn chủ yếu < 1 tỷ
2 Nhỏ 3 – 20 17 12,9 Bình quân 6-7 tỷ
3 Vừa 20 – 100 1 0,8  
4 Lớn > 100 3 2,2  
  Tổng:   132 100  

Nguồn: tổng hợp từ số liệu TCLN (2020)

Chế biến gỗ/đồ gỗ, dăm và ván MDF là các sản phẩm chế biến gỗ của các DNCBG Nghệ An. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp chế biến sản phẩm đồ gỗ và có rất ít DN chế biến dăm. 2 DN này thuộc quy mô nhỏ và siêu nhỏ với vốn đầu dưới 5 tỷ và dưới 1 tỷ tương ứng cho từng loại DN. Chi tiết các DN được phân loại theo quy mô vốn đầu tư và sản phẩm chế biến gỗ được tổng hợp tại Bảng 6.

Bảng 6. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn và SPG chế biến

TT Sản phẩm chế biến Số doanh nghiệp
Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớn Tổng
1 Chế biến gỗ (đồ gỗ) 110 16 1 3 130
2 Dăm 1 1     2
  Tổng 111 17 1 3 132

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu TCLN (2020)

Sự tham gia hoặc có sản phẩm chế biến gỗ xuất khẩu của các DNNVV được tổng hợp từ số liệu thông kê 2020 của tỉnh Nghệ An tại Bảng 7 cho thấy:

  • Trong tổng số 129 DNNVV, có 15 DN có sản phẩm chế biến gỗ xuất khẩu, chiếm 14%.
  • Số lượng các DN nhỏ xuất khẩu sản phẩm gỗ nhiều hơn, 14 DN trong khi DNV chỉ có 1, chiếm tỷ lệ tương ứng 13,2% và 0,8%.
  • Các DNNVV có vốn đầu tư bình quân khoảng từ 6 – 7 tỷ đồng và trên 20 tỷ – 100 tỷ đồng, tương ứng với mỗi loại DN.
  • Các DN siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, 111 DN, chiếm 86%, nhưng các DN này không có sản phẩm chế biến gỗ xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.

Bảng 7. Số lượng các DNCBG có xuất khẩu sản phẩm gỗ

TT Loại DN Số lượng Số DN có xuất khẩu SPG Tỷ lệ (%)
1 Siêu nhỏ 111 0 0
2 Nhỏ 17 14 13,2
3 Vừa 1 1 0,8
  Tổng 129 15 14,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu TCLN (2020)

5.3 Doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa tại Bình Định

Tại Bình Định, tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ có tên trong danh sách thống kê là 171 doanh nghiệp (Bảng 8). Trong đó, số DN có vốn đầu tư hơn 100 tỷ chỉ có 4 DN -chiếm hơn 2%, còn lại phần lớn là DNNVV – chiếm gần 98% tổng số DNCBG của Tỉnh. Trong số DNNVV, số DN vừa có số lượng lớn nhất (83 DN, chiếm 48,5% số DNCBG). Tiếp đến là DN nhỏ và DN siêu nhỏ, với số lượng tỷ lệ lần lượt là 40,4,7 và 8,8 %. So với DN nhỏ và siêu nhỏ của các tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An, vốn đầu tư của các DN ở Bình Định có giá trị lớn hơn, chủ yếu lớn hơn 1 tỷ đồng với DN siêu nhỏ và hơn 10 tỷ đồng với DN nhỏ.

Bảng 8. Phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ theo quy mô vốn đầu tư

TT Loại doanh nghiệp Vốn (tỷ) Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú
1 Siêu nhỏ < 3 15 8,8 Vốn chủ yếu > 1 tỷ
2 Nhỏ 3 – 20 69 40,4 Vốn b.quân > 10 tỷ
3 Vừa > 20 – 100 83 48,5  
4 Lớn > 100 4 2,3  
  Tổng:   171 100  

Nguồn: tổng hợp từ số liệu TCLN (2020)

Sản phẩm gỗ được sản xuất, chế biến tại các DNNVV ở Bình Định gồm 5 loại: đồ gỗ các loại, gỗ dăm, ván thanh, ván bóc và viên nén. Trong đó, số DNNVV chế biến đồ gỗ các loại chiếm số lượng lớn nhất, gồm 76 DN vừa, 65, DN nhỏ và 4 DN siêu nhỏ. Tiếp đến là số DNCBG dăm là 10 DN, gồm 7 DN vừa và 3 DN nhỏ. Chế biến ván thanh, viên nén và ván bóc đều là DN siêu nhỏ và nhỏ với số lượng rất ít, tương ứng cho mỗi loại sản phẩm có số lượng DN lần lượt là 8 DN, 3 DN và 1 DN. Chi tiết tại Bảng 9.

Bảng 9. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn và SPG chế biến

TT Sản phẩm chế biến Số doanh nghiệp
Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớn Tổng
1 Chế biến gỗ (đồ gỗ) 4 65 76 4 149
2 Dăm   3 7   10
3 Ván thanh 8       8
4 Ván bóc 1       1
5 Viên nén 2 1     3
  Tổng 15 69 83 4 171

Nguồn: tổng hợp từ số liệu TCLN (2020)

Bảng 10. Số lượng các DNCBG có xuất khẩu sản phẩm gỗ

TT Loại DN Số lượng Số DN có xuất khẩu SPG Tỷ lệ (%)
1 Siêu nhỏ 15 0 0
2 Nhỏ 69 40 23,9
3 Vừa 84 45 26,9
  Tổng 167 85 50,8

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu TCLN (2020)

Theo số liệu thống kê của Tổng cực Lâm nghiệp 2020, tổng số các DNCBG có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến gỗ của tỉnh Bình Định là 167 DN.   Trong đó, có khoảng 85 DNNVV có sản phẩm gỗ chế biến xuất khẩu, chiếm 50,8, gồm 23,9% là DNN và 26,9% là DNV. Các DN siêu nhỏ và còn khoảng 49,1% DNNVV không có sản phẩm chế biến gỗ xuất khẩu trực tiếp (Bảng 10).

6. Khả năng đáp ứng quy định về môi trường, xã hội và lao động của DNNVV

6.1 Số doanh nghiệp khảo sát tại 3 tỉnh

Tổng số doanh nghiệp khảo sát tại 3 tỉnh là 45 DN (danh sách xem phụ lục), trong đó có 16 DN siêu nhỏ, 17 DN nhỏ và 12 DN vừa (Bảng 11).

  • Tuyên Quang là một tỉnh vùng Đông Bắc, có tiềm năng phát triển vùng GNL. Tuy vậy, quy mô của các DNCBG của tỉnh Tuyên Quang chủ yếu là DN siêu nhỏ và nhỏ. Kết quả lựa chọn khảo sát các DNCBG của tỉnh này là các DN nhỏ và siêu nhỏ, trong đó chủ yếu là siêu nhỏ (13/15 DN). Sản phẩm của các DN này là các sản phẩm gỗ sơ chế, bao gồm gỗ dăm, ván bóc và gỗ xẻ.

Bảng 11. Thông tin về sản phẩm gỗ và quy mô doanh nghiệp khảo sát tại 3 tỉnh

TT Tỉnh DN chế biến S.nhỏ Nhỏ Vừa Tổng
1 Tuyên Quang   13 2 0 15
    Dăm 3 0 0 3
    Bóc 6 0 0 6
    Gỗ xẻ 4 2 0 6
2 Nghệ An   3 9 3 15
    Dăm 0 0 2 2
    Bóc 2 1 0 3
    Gỗ xẻ 1 4 0 5
    Đồ gỗ 0 4 1 5
3 Bình Định   0 6 9 15
    Dăm 0 2 0 2
    Bóc 0 1 0 1
    Gỗ xẻ 0 0 5 5
    Đồ gỗ 0 3 4 7
  Tổng (1+2+3)   16 17 12 45

          Nguồn: thống kê từ khảo sát hiện trường, 2022

  • Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích đất lâm nghiệp lớn. Kết quả lựa chọn khảo sát 15 DN, trong đó có 3 DN siêu nhỏ chế biến gỗ bóc và gỗ xẻ; 9 DN nhỏ có sản phẩm chế biến chủ yếu là gỗ xẻ và SPG; và 3 DN vừa chế biến dăm và SPG/đồ gỗ. Các DN chế biến dăm gỗ đều là DN vừa, trong khi DN chế biến gỗ xẻ và SPG/Đồ gỗ là các DN nhỏ; ván bóc là sản phẩm chủ lực của các DN siêu nhỏ.
  • Bỉnh Định là tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ, có nền sản xuất chế biến – thương mại gỗ phát triển. Kết quả lựa chọn khảo sát 15 DN cho thấy, quy vốn đầu tư của các DNCBG của tỉnh này chủ yếu thuộc quy mô vừa (9DN). Các DN có quy mô nhỏ chiếm tỷ trọng nhỏ và đặc biệt không có DN quy mô siêu nhỏ trong mẫu khảo sát. Theo số liệu thống kế 2020, DN có quy mô siêu nhỏ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (8,8%) trong tổng số DNCBG của Tỉnh. Sản phẩm chế biến gỗ của mẫu khảo sát DNCBG có thể được chia thành 2 nhóm: (1) Nhóm chế biến sản phẩm thô/nguyên liệu (gỗ dăm, ván bóc và gỗ xẻ), có 8 DN; và (2) nhóm chế biến SPG/đồ gỗ, có 7 DN.

6.2 Khả năng đáp ứng quy định về môi trường của doanh nghiệp

Trên cơ sở tổng hợp các quy định của EVFTA, các Hiệp định liên quan và pháp luật của Việt Nam, nội dung nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng các quy định về môi trường của doanh nghiệp, tập trung vào các vấn đề: i) Đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường; ii) Quản lý chất thải và phế liệu; iii) Quản lý nước thải sản xuất; iv) Quản lý hóa chất; và v) Quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản.

6.2.1 Đáp ứng yêu cầu đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường

Đáp ứng quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT) hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT) dựa trên chỉ số:

  • Có quyết định phê duyệt báo cáo ĐGTĐMT hoặc kế hoạch BVMT đối với các cơ sở không chịu sự điều chỉnh phải có báo cáo ĐGTĐMT. Tuy nhiên, theo Luật BVMT 2020, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt trước ngày ban hành Luật này và còn hiệu lực thi hành là văn bản tương đương khi được xem xét và tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn. Đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường cho đối tượng DN cụ thể sẽ được thực thi với yêu cầu chặt chẽ hơn.

Kết quả đánh giá khả năng đáp ứng chỉ số này của 45 doanh nghiệp tại 3 tỉnh được thực hiện theo Luật BVMT 2014 và được tổng hợp theo phân loại quy mô DN ở Bảng 12 cho thấy:

  • Các DN quy mô nhỏ ở Tuyên Quang và quy mô vừa ở Nghệ An, Bình Định tuân thủ tốt, đáp ứng yêu cầu có báo cáo ĐGTĐMT hoặc KHBVMT.
  • Các DN quy mô nhỏ chấp hành tốt hơn DN quy mô siêu nhỏ về ĐGTĐMT hoặc kế hoạch BVMT.
  • Đặc biệt đối với DN có quy mô siêu nhỏ việc chấp hành ĐGTĐMT hoặc kế hoạch BVMT là rất yếu, ở Nghệ An và Bình Định là không chấp hành.

Xét chung cho cả 45 DN khảo sát nghiên cứu, tỷ lệ các DN đáp ứng yêu cầu này ở các tỉnh là rất khác nhau, 60% ở Tuyên Quang; 66,7% ở Nghệ An; và 93,3% ở Bình Định. Điều này cho thấy, khi trình độ công nghiệp CBG phát triển, chế biến sâu các SPG đồ gỗ, quy mô vốn của DN lớn và số DN có quy mô nhỏ và vừa chiếm ưu thế, không có DN siêu nhỏ thì việc tuân thủ đáp ứng yêu cầu về đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT) hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) tốt hơn.

Bảng 12. Đáp ứng yêu cầu ĐGTĐMT/KHBVMT của các DN tại 3 tỉnh

DN phân theo quy mô vốn Tuyên Quang Nghệ An Bình Định Bình quân/quy mô DN (%)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
DN vừa 3,0 100,0 9,0 100,0 100
DN nhỏ 2,0 100,0 7,0 77,8 5,0 83,3 87
DN siêu nhỏ 7,0 53,8 26,9
Tổng số DN thực hiện 9,0 60,0 10,0 66,7 14,0 93,3 73,3

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022.

6.2.2 Đáp ứng về quản lý chất thải và phế liệu

Các chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng của DN về quản lý chất thải và phế thải trong CBG, bao gồm:

  • Có phân loại chất thải;
  • Có khu lưu trữ đảm bảo;
  • Có tái sử dụng/Sử dụng tuàn hoàn
  • Chuyển cho cơ sở khác sử dụng;
  • Có lò đốt chất thải dư thừa (xử lý gỗ phế liệu tại chỗ).

Kết quả khảo sát đánh giá khả năng đáp ứng của DN theo các chỉ số nêu trên được tổng hợp tại Bảng 13 cho thấy:

– Khả năng đáp ứng của các DN rất khác nhau theo quy mô vốn đầu tư. Khả năng đáp ứng theo các chỉ số của các DN vừa tốt hơn các DN nhỏ và siêu nhỏ.

– Các DN đã tăng cường sử dụng tuần hoàn gỗ phế thải, như một giải pháp tiết kiệm của kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực chế biến gỗ. Khả năng ứng dụng giải pháp này cũng rất khác nhau giữa các DN có quy mô vốn khác nhau. Đối với DN vừa tỷ lệ sử dụng tuần hoàn gỗ phế thải là 61,6%; DN nhỏ là 48,1%. DN siêu nhỏ không có khả năng thực hiện giải pháp này. Vì vậy, phần lớn các DN siêu nhỏ ở Tuyên Quang có khu lưu trữ gỗ phế thải ngoài trời tự phân hủy hoặc xử lý đốt bằng biện pháp rất thủ công, không có lò đốt xử lý chất phế thải. Điều này cho thấy các DN nhỏ và siêu nhỏ rất khó khăn trong việc đầu tư và phát triển sản xuất theo quy trình khép kín theo giải pháp kinh tế tuần hoàn.

Bảng 13. Đáp ứng yêu cầu về xử lý phế liệu, chất thải của các DN khảo sát

Chỉ số Tỷ lệ số DN thực hiện (%)
DN vừa DN nhỏ DN siêu nhỏ
Phân loại chất thải, phụ phẩm 100,0 96,3 79,5
Khu lưu trữ đảm bảo 100,0 61,1 20,5
Tái sử dụng/sử dụng tuần hoàn 61,1 48,1
Chuyển cơ sở khác sử dụng 100,0 100,0 96,2
Đốt tại chỗ chất thải dư thừa 61,1 61,1 38,5

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022.

– Một chỉ số rất đáng quan tâm là gỗ phế thải được chuyển cho cơ sở khác sử dụng với tỷ lệ rất cao trong tất cả các nhóm DN có quy mô khác nhau, như: 100% DN vừa và nhỏ; và 96,2% DN siêu nhỏ. Điều này cho thấy, hệ thống CBG của cả một tỉnh hay một vùng bước đầu đã áp dụng giải pháp tiết kiệm theo nguyên lý của kinh tế tuần hoàn. Gỗ phế thải còn sử dụng được làm nguyên liệu chế biến viên gỗ nén, dăm giấy và nhiên liệu chất đốt đã được tận dụng hết.

Một số bức ảnh được thực hiện trong quá trình khảo sát tại 45 Dn của tỉnh được tổng hợp như dưới đây.

Ảnh 3: Lưu trữ rác thải nguy hại – DN B.Định
Ảnh 4: Lò đốt gỗ phế thải cung cấp nhiên liệu sấy gỗ xẻ – DN B.Định
Ảnh 2: Đốt rác ngoài trời ở DNCBG – T.Quang
Ảnh 1: Lưu giữ rác thải ở DNCBG –T.Quang

6.2.3 Đáp ứng về quản lý nước thải sản xuất

Có hai chỉ số được lựa chọn để đánh giá khả năng đáp ứng của DNCBDNV, gồm: i) Có hệ thống thu gom nước thải và ii) Có hệ thống xử lý, thoát nước thải.

Khảo sát các DN tại 3 tỉnh cho thấy, các doanh nghiệp chế biến dăm gỗ, ván bóc và ván xẻ đều không phát sinh nước thải sản xuất/nước thải ra trong quá trình chế biến các sản phẩm. Do vậy họ không có hệ thống thu gom nước thải cũng như hệ thống xử lý và thoát nước thải sản xuất.

Tương tự như vậy đối với các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ, cụ thể là doanh nghiệp đồ gỗ có sơn dầu màu (sơn) thủ công, không có phát sinh nước thải sản xuất, do vậy cũng không có hệ thu gom xử lý và thoát nước thải sản xuất. Duy nhất chỉ có 1 DN ở Bình Định trong số các DN chế biến gỗ khảo sát, có sử dụng dây truyền phun dầu màu. Trong dây truyên này (ảnh 5) có hệ thống máy dùng nước để hứng dầu màu phun sản phẩm gỗ

Ảnh 5: Hệ thống xử lý dầu phun đồ gỗ – DN tại Bình Định

trong dây truyền. Nguồn nước thải ra từ hệ thống này được dẫn vào hệ thống thoát nước của khu công nghiệp để xử lý.

Phỏng vấn NLĐ ở các tỉnh cũng phản ảnh thực tế trên, như ở Tuyên Quang tỷ lệ rất thấp (2%) NLĐ nói DN có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sản xuất; ở Bình Định chỉ có 46,7% và 44,4% NLĐ trả lời là DN có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sản xuất.

6.2.4 Đáp ứng về quản lý hóa chất

Các chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng về quản lý hóa chất của 45 DN CBG tại 3 tỉnh Tuyên Quang, Nghệ An và Bình Định, bao gồm:

  • Có kho chứa hóa chất đảm bảo yêu cầu;
  • Tập huấn hướng dẫn xử dụng hóa chất cho NLĐ;
  • Cập nhật lưu trữ thông tin sử dụng hóa chất;
  • Xử lý hóa chất dư thừa (hoàn toàn).

Tại Tuyên Quang, không có DN nào trong số 15 DN khảo sát sử dụng hóa chất. Bởi vì, các DN ở đây chỉ sản xuất các sản phẩm thô là dăm gỗ, ván bóc và gỗ xẻ thanh.

Tại Bình định, trong 15 DN khảo sát có 11 doanh nghiệp chế biến gỗ xẻ và đồ gỗ có sử dụng hóa chất. Các DN này phần lớn đều đã có chứng chỉ FSC về CoC, do vậy tỷ lệ DN đáp ứng các chỉ số về quản lý hóa chất là khá cao, từ trên 70% đến 90% (Bảng 14).

Bảng 14. Đáp ứng về quản lý hóa chất của DNNVV tại Bình Định và Nghệ An

 

Chỉ số

Nghệ An (7) Binh Định (11) Tổng (18)
Slg % Slg % Slg %
Khu lưu trữ đảm bảo 4 57,1 10 90,9 14 77,8
Hướng dẫn xử dụng hóa chất 4 57,1 10 90,9 14 77,8
Cập nhật lưu trữ thông tin 5 71,4 8 72,7 13 72,2
Xử lý h/c dư thừa (hoàn toàn) 2 28,4 10 90,9 12 66,7

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022

Ảnh 7: Hố đốt rẻ lau dầu mầu thu gom B.Định
Ảnh 6: Kho lưu giữ hóa chất – DNCBG B.Định

 

Tại Nghệ An, trong 15 DN khảo sát có 7 DN có sử dụng hóa chất, gồm có 2 DN chế biến gỗ xẻ thanh và 5 DN chế biến đồ gỗ. Trong 7 DN, có 4 DN (chiếm 57,1 %) có kho chứa và hướng dẫn sử dựng hóa chất; 5 DN (chiếm 71,4%) có cập nhật thông tin sử dụng hóa chất; chỉ có 2 DN (chiếm 28,6%) có xử lý hóa chất dư thừa hoàn toàn, các 4 DN còn lại (chiếm tỷ lớn, hơn 70 %) xử lý hóa không hoàn toàn, cụ thể chủ yếu là xử lý bang cách dùng quạt hút hơi sơn dầu và xả hơi ra bên ngoài cơ sở.

6.2.5 Quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản

Các chỉ số đánh giá được lựa chọn là các chỉ số liên quan đến hệ thống trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp để đảm bảo gỗ hợp pháp, cụ thể là:

  • Có tiêu chuẩn và thủ tục truy cập là quy chế nội bộ về tiêu chuẩn và cho phép truy cập các thông tin về việc cung cấp gỗ/sản phẩm gỗ ra thị trường;
  • Có thủ tục đánh giá rủi ro là cho phép phân tích và đánh giá sự rủi ro của gỗ/sản phẩm gỗ khai thác bất hợp pháp từ số gỗ được đưa vào thị trường;
  • Có quy trình/thủ tục giảm thiểu các rủi ro bao gồm các biện pháp và thủ tục thích hợp để tối thiểu hóa các rủi ro một cách có hiệu quả;
  • Lưu trữ hồ sơ tối thiểu trong 5 năm;
  • Thực hiện vận hành hệ thống.

Kết quả đánh giá 45 DNNVV tại 3 tỉnh được tổng hợp tại Bảng 15, cho thấy:

– Các DN vừa thực hiện khá tốt các chỉ số liên quan đến trách nhiệm giải trình của DN đối với nội dung quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản. Đặc biệt trong việc lưu giữ hồ sơ là bằng chứng về quản lý rừng bền vững, tỷ lệ số DN vừa thực hiện nội dung này là 100%. Các DN nhỏ là 96,3% và các DN siêu nhỏ là 33,3%.

– Đối với các chỉ số khác, các DN nhỏ tuân thủ theo yêu cầu ở mức độ trung bình, tỷ lệ các DN này đáp ứng yêu cầu chỉ đạt từ 51,9 % đến 64,8%. Riêng đối với các DN siêu nhỏ, hầu như không đáp ứng các yêu cầu.

– Đặc biệt tại Bình Định, các DN siêu nhỏ chiếm tỷ lệ rất ít do đó các DN CBG của tỉnh này có khả năng đáp ứng các chỉ số đánh giá có số lượng và tỷ lệ cao và cao hơn ở các tỉnh khác. Cụ thể là có 14 (chiếm 93,3 %) DN đáp ứng chỉ số có tiêu chuẩn, thủ tục truy cập về gỗ; 10 (hay 66,7%) DN đáp ứng phần nào/hoàn toàn về yêu cầu Có thủ tục đánh giá rủi ro và Có quy trình giảm thiểu rủi ro; 100% các DN đảm bảo lưu trữ hồ sơ gỗ trong 5 năm; và 12 (hay 80%) DN khảo sát đảm bảo phần nào việc vận hành hệ thống.

Bảng 15. Sự đáp ứng yêu cầu về QLRBV và thương mại lâm sản của DN

Chỉ số Tỷ lệ số DN thực hiện (%)
DN vừa DN nhỏ DN Siêu nhỏ
Có tiêu chuẩn, thủ tục truy cập 91,7 64,8
Có thủ tục đánh giá rủi ro 77,8 51,9
Có quy trình giảm thiểu rủi ro 77,8 51,9
Lưu trữ hồ sơ trong 5 năm 100,0 96,3 33,3
Thực hiện vận hành hệ thống 83,3 61,1

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022.

Như vậy, các tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An, nơi có các DN CBG quy mô siêu nhỏ chiếm tỷ lệ lớn cần chú trọng các vấn đề liên quan đối với hệ thống trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp để đảm bảo gỗ hợp pháp. Đặc biệt cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm tuân thủ trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình và lưu giữ bằng chứng về quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản cho các DN nhỏ và siêu nhỏ để tổ chức và quản lý chuỗi cung đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn gốc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản có trách nhiệm.

6.3 Khả năng đáp ứng quy định về vấn đề lao động

Đánh giá khả năng đáp ứng các quy định về lao động của DNCBGNVV tập trung vào các vấn đề sau:

  • Tự do liên kết và thương lượng tập thể;
  • Sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên;
  • Tạo điều kiện làm việc cho phụ nữ;
  • Thời gian làm việc và Trả lương thỏa đáng;
  • Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe;
  • Quan hệ lao động.

6.3.1 Đáp ứng yêu cầu tự do liên kết và thương lượng tập thể NLĐ

Trong bối cảnh tổ chức công đoàn được tổ chức chặt chẽ và có sự thống nhất tại các địa phương để bảo vệ quyền và lợi ích của của người lao động. Kết quả khảo sát 45 DNNVV trong lĩnh vực CBG không thực hiện việc kiểm chứng quyền tự do liên kết thông qua việc thành lập tổ chức đại diện khác ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam theo Chương 13, Bộ luật Lao động, 2019. Do đó, nội dung đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về tự do liên kết là để thương lượng tập thể của NLĐ thông qua tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp. Vì vậy, nội dung đánh giá đáp ứng yêu cầu này được dựa vào 04 chỉ số, bao gồm:

  • Có thành lập tổ chức công đoàn;
  • Người lao động tham gia công đoàn;
  • Cung cấp thông tin về hoạt động công đoàn;
  • Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể;

Bảng 16. Đáp ứng yêu cầu tham gia công đoàn và thương lượng tập thể NLĐ

Chỉ số Tỷ lệ số DN thực hiện (%)
DN vừa DN nhỏ DN S.nhỏ
Số lao động BQ/DN 113,6 72,2 15,4
Có thành lập tổ chức công đoàn 66,7 48,1
Người lao động tham gia công đoàn 50,0 37,0
Cung cấp thông tin về hoạt động công đoàn 27,8 33,3
Đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể 27,8 22,2

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022.

Kết quả đánh giá được tổng hợp tại Bảng 16 cho thấy:

– Số lao động bình quân trong mỗi DN vừa lớn hơn 1,6 lần so với DN nhỏ và 7,5 lần DN siêu nhỏ. Vì vậy, việc thành lập tổ chức công đoàn ở mỗi nhóm DN này là rất khác nhau. Đối DN vừa, có khoảng 66,7% số DN có tổ chức công đoàn, lớn hơn khoảng 1,4 lần so với DN nhỏ (48,1%).

– Các DN siêu nhỏ có bình quân khoảng 15 lao động trong mỗi DN, do đó tất cả các DN này không có tổ chức công đoàn. Vì vậy, các chỉ số thuộc vai trò của TCCĐ không được thực hiện để đáp ứng yêu cầu tự do liên kết để thương lượng tập thể thông qua TCCĐ ở các DN nhóm này.

– Mặc dù, trong các DN có TCCĐ thì số người tham gia công đoàn hay còn gọi là đoàn viên công đoàn cũng không cao, DN vừa là 50% số NLĐ là đoàn viên và DN nhỏ là 37% số NLĐ là đoàn viên công đoàn.

– Việc cung cấp thông tin về hoạt động của TCCĐ và đối thoại trong thương lượng tập thể không được tất cả các DN có thành lập TCCĐ thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy 2 chỉ số này chỉ được 22,2% đến 33,3% số DN khảo sát thuộc quy mô nhỏ và vừa thực hiện.

Ngoại trừ các DN siêu nhỏ, kết quả phỏng vấn đánh giá của NLĐ tại các DNNVV ở 3 tỉnh về các chỉ số như có thành lập công đoàn, cung cấp thông tin về hoạt động của công đoàn và đối thoại/thương lượng tập thể của DN cho kết quả sát với phỏng vấn DN. Cụ thể ở Tuyên Quang, Nghệ An và Bình Định, kết quả theo từng chỉ số tương ứng là:

  • 8,9%, 47,0% và 76,0% NLĐ được hỏi phản ánh DN có thành lập TCCĐ;
  • 8,9%, 46,7% và 73,3% NLĐ được hỏi phản ánh DN cung cấp thông tin về hoạt động công đoàn;
  • 8,9%, 41,9% và 97,8% NLĐ phản ánh DN có tổ chức đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể.

Như vậy có thể kết luận rằng, những DN có số lao động ít, quy mô siêu nhỏ không quan tâm đến việc thành lập TCCĐ. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho NLĐ về TCCĐ chưa đầy đủ, số đoàn viên công đoàn thấp ở những nơi có tổ chức công đoàn.

6.3.2 Sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên

Chỉ số đánh giá chính là (doanh nghiệp) không sử dụng lao động trẻ em/lao động chưa thành niên. Trường hợp doanh nghiệp có sử dụng lao động trẻ em/lao động chưa thành niên, thì có 02 chỉ số tiếp theo được xem xét là: 1) Ký hợp đồng lao động và 2) không sử dụng lao động trẻ em/ lao động chưa thành niên vào các việc không được làm. Kết quả đánh giá tổng hợp ở Bảng 17 cho thấy, 100% DN khảo sát tại 3 tỉnh đều không sử dụng lao động trẻ em/lao động chưa thành niên.

Bảng 17. Sử dụng lao động trẻ em tại các DN khảo sát ở 3 tỉnh

Tỉnh Số DN khảo sát DN không sử dụng LĐ trẻ em/CTN Tỷ lệ (%)
Tuyên Quang 15 15 100
Nghệ An 15 15 100
Bình Định 15 15 100
Tổng 45 45 100

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022.

Ảnh 8: Khẩu hiệu nói không với LĐ trẻ em tại 1 DN CBG – Tuyên Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phỏng vấn NLĐ ở các DN về việc sử dụng lao động trẻ em và lao động vị thành niên (LĐTE&LĐVTN) cho kết quả đánh giá tương tự với phỏng vấn DN. 100% NLĐ được phỏng vấn tại 45 DN khảo sát tại 3 tỉnh phản ánh các DN không có sử dụng LĐTE&LĐVTN trong quá trình sản xuất, chế biến gỗ cảu DN.

6.3.3 Tạo điều kiện làm việc cho phụ nữ

Các chỉ số liên quan đến khả năng đáp ứng điều kiện làm việc cho phụ nữ (trong và sau khi mang thai) lựa chọn trong báo cáo này là:

  • Công trình phụ cho phụ nữ (nhà vệ sinh, phòng nghỉ, phòng vắt sữa, nhà trẻ);
  • Không bố trí công việc độc hại, làm ca đêm cho lao động nữ mang thai;
  • Nghỉ thai sản 6 tháng, nghỉ con ốm, khám sức khỏe/khám thai định kỳ;
  • Bảo đảm việc làm sau khi nghỉ thai sản.

Kết quả đánh giá tổng hợp ở Bảng 18 cho thấy:

– Các DN vừa và nhỏ thực hiện khá tốt các yêu cầu đáp ứng điều kiện làm việc cho phụ nữ trước và sau khi sinh.

– Việc không bố trí phụ nữ làm việc trong môi trường độc hại và làm việc ca đêm đều được cả 3 nhóm DN quan tâm thực hiện.

– Các DN siêu nhỏ chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện làm việc cho phụ nữ, như: (1) Bố trí các công trình phụ cho phụ nữ; (2) Nghỉ thai sản 6 tháng, con ốm và khám sức khỏe; (3) Bảm đảm việc làm sau sinh, tương ứng 47,4%; 48,7%; và 56,4 % đối với từng chỉ số về số DN thực hiện trong mẫu khảo sát nghiên cứu. Điều này cũng hoàn toàn có thể lý giải được bởi quy mô lao động trong mỗi DN siêu nhỏ là rất nhỏ, bình quân/DN là 15 lao động, bao gồm cả lao động nam.

Bảng 18. Số lượng DN đáp ứng yêu cầu về điều kiện làm việc cho phụ nữ

Chỉ số Tỷ lệ số DN thực hiện (%)
DN vừa DN nhỏ DN siêu nhỏ
Công trình phụ cho phụ nữ 100,0 85,2 47,4
Không bố trí công việc độc hại, ca đêm cho LĐ nữ mang thai 100,0 100,0 100,0
Nghỉ thai sản 6 tháng, nghỉ con ốm, khám sức khỏe 83,3 94,4 48,7
Bảo đảm việc làm sau khi nghỉ thai sản 100,0 94,4 56,4

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022.

Như vậy có thể kết luận rằng, việc đáp ứng yêu cầu về điều kiện làm việc cho phụ nữ phụ thuộc vào quy mô vốn và lao động của DN trong lĩnh vực chế biến gỗ.

6.3.4 Thời gian làm việc và trả lương thỏa đáng

Đánh giá khả năng đáp ứng của DN về vấn đề thời gian làm việc và trả lương cho người lao động dựa trên 4 chỉ số, gồm:

  • Có quy định về thời gian làm việc
  • Trả lương cho người lao động không dưới 4.420.000 đồng/tháng. Đây là mức lương “sàn” trả cho người lao động được sử dụng để đánh giá việc trả lương thỏa đáng khi phần lớn DNCBG có nhà máy sản xuất tại vùng I.
  • Cung cấp bảng kê trả lương hàng tháng cho người lao động
  • Có quy định về nghỉ lễ, tết, nghỉ phép cho người lao động

Tổng hợp kết quả khảo sát tại Bảng 19, cho thấy:

– Các DN vừa đáp ứng tốt nhất các quy định về thời gian làm việc và trả lương thỏa đáng cho NLĐ, với mức lương được trả cao hơn mức lương “sàn” hay tối thiểu quy định. Số DN đạt yêu cầu này chiếm khoảng 83,3%, đồng thời có đến 61,1% số DN khảo sát nghiên cứu có trả lương cho các kỳ nghỉ lễ, tết và phép của NLĐ theo quy định.

– Đối với các DN nhỏ trên cả 3 tỉnh thực hiện các yêu cầu theo quy định vè thời gian làm việc và trả lương thỏa đáng cho NLĐ là kém hơn DN vừa. Một điểm đáng lưu ý là số DN nhỏ (96,3%) trả lương cho NLĐ với mức lương thảo đáng cao hơn DN vừa (83,3%), nhưng chỉ có 31,5% số DN nhỏ có trả lương cho các kỳ nghỉ lễ, tết của NLĐ. Trao đổi vấn đề này với các đại diện lãnh đạo/quản lý DN cho biết, việc trả lương cho các kỳ nghỉ lễ, tết của NLĐ là một cơ chế “chi trả dựa trên kết quả” để thúc đẩy cải thiện năng suất lao động của NLĐ. Vì vậy, DN vừa có nhiều “dư địa” và tiềm năng để NLĐ nâng cao năng suất lao động hơn DN nhỏ. Điều này có thể kết luận rằng, chỉ có 31,5% số DN nhỏ có khả năng cải thiện năng suất lao động, trong khi có đến 61,1% số DN có khả năng thực hiện việc này.

– Đối với DN siêu nhỏ, việc đáp ứng các quy định về thời gian làm việc và trả lương thỏa đáng cho NLĐ được thực hiện rất yếu. Không có DN siêu nhỏ trong mẫu khảo sát có thể trả lương cho các ngày lễ, tết và phép của NLĐ. Điều này đồng nghĩa với việc các DN siêu nhỏ không có nhiều “dư địa” để áp dụng cơ chế “chi trả dựa vào kết quả” để cải thiện năng suất lao động.

Bảng 19. Đáp ứng quy định về thời gian làm việc và trả lương của các DN

Chỉ số Tỷ lệ số DN thực hiện (%)
DN vừa DN nhỏ DN siêu nhỏ
Có quy định thời gian làm việc bình thường 94,4 53,7 16,7
Trả lương cho người lao động > 4.420.000 đồng/tháng 83,3 96,3 64,1
Cung cấp bảng kê trả lương hàng tháng cho người lao động 100,0 81,5 39,7
Có quy định về nghỉ lễ, tết, phép và có trả lương/thưởng kỳ nghỉ cho người lao động 61,1 31,5

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022.

Kết quả phỏng vấn NLĐ cho kết quả có sự khác biệt so với kết quả phỏng vấn đại diện DN. Tại Tuyên Quang: 97,8%; 88,9%; 22,3%; và 13,2% tương ứng với 4 chỉ số được NLĐ đánh giá để phản ánh về: Thời gian làm việc <=8 tiếng/ngày; Được trả lương trên 4.420.000 đồng/tháng; Được cung cấp bảng kê trả lương; và DN có quy định về trả lương cho các ngày nghỉ lễ, tết và phép. Ở Nghệ An 100% NLĐ phán ánh Thời gian làm việc <=8 tiếng/ngày; Được trả lương trên 4.420.000 đồng/tháng; Được cung cấp bảng kê trả lương và 60,0% NLĐ phản ánh DN có quy định về trả lương cho các ngày nghỉ lễ, tết và phép. Tuy nhiên, tại Bình Định, kết quả phỏng vấn NLĐ khá sát với kết quả phỏng vấn đại diện DN. Ở tỉnh này, 91,1%; 100%; 97,8%; và 42,2% Thời gian làm việc <=8 tiếng/ngày; Được trả lương trên 4.420.000 đồng/tháng; Được cung cấp bảng kê trả lương; và DN có quy định về trả lương cho các ngày nghỉ lễ, tết và phép. Kết quả này cho thấy, thời gian làm việc và trả lương thỏa đáng cho NLĐ phụ thuộc vào quy mô DN.

6.3.5 Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe

Đánh giá đáp ứng điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe của các DN dựa trên 8 chỉ số sau:

  • Khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ
  • Nội quy an toàn lao động
  • Tập huấn an toàn lao động
  • Hướng dẫn sử dụng máy móc an toàn
  • Trang bị đủ đồ bảo bộ lao động
  • Trang bị đủ đồ vệ sinh, an toàn trong nhà xưởng (Tủ thuốc sơ cứu, thiết bị phòng cháy chữa cháy, v.v)
  • Vệ sinh nhà xưởng
  • Biển cảnh báo nguy hiểm, an toàn trong nhà xưởng

Theo kết quả đánh giá tổng hợp ở Bảng 20, cho thấy:

– Các DNNVV trong mẫu khảo sát đều thực hiện tuân thủ ở các mức độ khác nhau để đáp ứng 8 chỉ số về điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe cho NLĐ.

– Về chỉ số khám sức khỏe cho NLĐ, kết quả khảo sát cho thấy có sự quan tâm của các DNNVV, tương ứng 61,1% và 27,85 số DN khảo sát nghiên cứu. Riêng Dn siêu nhỏ, chỉ số này không được thực hiện.

– Về chỉ số tập huấn an toàn lao động chưa được thực hiện tốt cả tất cả các DN, tương ứng là 55,6%; 61,1% và 35,9% số DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ thực hiện. Liên quan đến chỉ số này, các biển cảnh báo nguy hiểm trong nhà xưởng cũng không được các DN thực hiện tốt. Tuy nhiên, DN vừa và nhỏ có khả năng đáp ứng và tuân thủ tốt hơn DN siêu nhỏ đối với 2 chỉ số này.

– Về chỉ số tập huấn sử dụng máy móc, DN siêu nhỏ thực hiện tốt nhất. Điều này được lý giải bởi các lãnh đạo/quản lý DN rằng máy móc sử dụng trong các DN siêu nhỏ không phức tạp và sản xuất tại các DN này thường không chỉ là một khâu công đoạn của chu trình chế biến một loại sản phẩm gỗ. Mặt khác, số lao động trong các DN siêu nhỏ rất ít, bình quân khoảng 15 lao động/DN. Do đó, NLĐ tại các DN này được tập huấn sử dụng máy móc đầy đủ quy trình vận hành.

Bảng 20. Đáp ứng về điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe của các DN

Chỉ số Tỷ lệ số DN thực hiện (%)
DN vừa DN nhỏ DN siêu nhỏ
Khám sức khỏe cho NLĐ 61,1 27,8
Nội quy an toàn lao động 88,9 83,3 76,9
Tập huấn an toàn lao động 55,6 61,1 35,9
Tập huấn sử dụng máy móc 94,4 87,0 100,0
Trang bị đủ đồ bảo bộ lao động 72,2 81,5 71,8
Đồ vệ sinh, an toàn trong DN 100,0 77,8 71,8
Vệ sinh nhà xưởng 100,0 94,4 83,3
Biển cảnh báo trong nhà xưởng 72,2 66,7 23,1

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022.

6.3.6 Quan hệ lao động

Đánh giá đáp ứng quy định về quan hệ lao động của các DN dựa trên 4 chỉ số:

  • Hợp đồng lao động với người lao động;
  • Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
  • Đóng bảo hiểm y tế cho người lao động;
  • Đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Và các chỉ số trên được đánh giá ở 2 mức độ:

  • Có hoặc không thực hiện một trong 4 chỉ số
  • Trong trường hợp DN thực hiện một trong 4 chỉ số, số NLĐ tham gia trong mỗi chỉ số được đánh giá bởi 4 mức độ: (1) Số NLĐ tham gia nhỏ hơn 50%; Từ 50% đến nhỏ hơn 80%; Từ 80% đến nhỏ hơn 100%; và 100% tổng số lao động có trong DN.

Kết quả khảo sát được tổng hợp tại Bảng 21 cho thấy:

– Tất cả các DN vừa đều có ký hợp đồng và đóng các loại bảo hiểm cho người lao động, nhưng mức độ tham gia của NLĐ rất khác nhau. Đối với hợp đồng lao động, chỉ có khoảng 33,3% số DN ký với 100% số NLĐ có trong DN. Sự tham gia của NLĐ đối với các loại bảo hiểm cũng có tỷ lệ tương ứng.

– Đối với các DN nhỏ, số DN không thực hiện ký hợp đồng với NLĐ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, số NLĐ thực hiện ký hợp đồng với DN cũng rất nhỏ, chỉ có khoảng 9,23% số DN có ký với 100% NLĐ trong DN. Do đó, sự tham gia các loại bảo hiểm của NLĐ cũng chiếm tỷ lệ nhỏ tương ứng.

– Đối với DN siêu nhỏ, số DN không ký hợp đồng với NLĐ chiếm tỷ lệ cao, không có DN nào loại này có được 100% số NLĐ ký hợp động lao động và tham gia các loại bảo hiểm.

Bảng 21. Đáp ứng quy định liên quan đến quan hệ lao động của DN tại 3 tỉnh

TT Chỉ số Không thực hiện Có thực hiện với tỷ lệ số người LĐ của DN được tham gia
1 DN ký hợp đồng lao động <50 % <80 % <100 % 100%
DN vừa 5,56 44,44 16,67 33,33
DN nhỏ 7,41 46,30 14,81 22,22 9,26
DN siêu nhỏ 60,26 11,54 28,21
2 DN đóng bảo hiểm xã hội <50 % <80 % <100 % 100%
DN vừa 11,11 44,44 11,11 33,33
DN nhỏ 5,56 40,74 14,81 22,22 9,26
DN siêu nhỏ 26,92 11,54 28,21
3 DN đóng bảo hiểm y tế <50 % <80 % <100 % 100%
DN vừa 11,11 38,89 16,67 33,33
DN nhỏ 5,56 40,74 14,81 22,22 9,26
DN siêu nhỏ 30,77 7,69 28,21
4 DN đóng bảo hiểm thất nghiệp <50 % <80 % <100 % 100%
DN vừa 11,11 44,44 11,11 33,33
DN nhỏ 25,93 40,74 14,81 22,22 9,26
DN siêu nhỏ 34,62 7,69 24,36

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022.

Đây là một thực tế của hầu hết các DNCBG, khi phần lớn lao động trong các DN này chưa qua các lớp đào tạo tay nghề, lao động phổ thông ở rất nhiều công đoạn và thời vụ theo mùa vụ nông nhàn. Do đó, việc ký hợp đồng lao động và tham gia các loại bảo hiểm là một thách thức lâu dài đối với DN và NLĐ trong ngành chế biến gỗ, đặc biệt với DN nhỏ và siêu nhỏ.

6.4 Khả năng đáp ứng quy định về xã hội

Đánh giá khả năng đáp ứng quy định về xã hội của DNNVV tập trung vào 2 vấn đề: i) Trách nhiệm/nghĩa vụ nộp thuế của DN và ii) Phúc lợi của DN đối với người lao động.

6.4.1 Trách nhiệm/nghĩa vụ nộp thuế của DN

Có 04 chỉ số liên quan đến trách nhiệm nộp thuế của DN được lựa chọn để đánh giá, gồm: 1) Thuế thu nhập DN, 2) Thuế giá trị gia tăng, 3) Thuế môn bài, 4) Thuế thu nhập cá nhân.

Theo kết quả đánh giá được tổng hợp ở Bảng 22, cho thấy:

– Các DN vừa và nhỏ tuân thủ khá tốt các nghĩa vụ về nộp các loại thuế.

– Đối với các DN siêu nhỏ việc tuân thủ nộp các thuế chưa được tốt, trong đó thuê thu nhập cá nhân ít được các DN kê khai báo nộp.

Bảng 22. Đáp ứng quy định về trách nhiệm nộp thuế của DN

Chỉ số Tỷ lệ số DN thực hiện (%)
DN vừa DN nhỏ DN siêu nhỏ
Thuế thu nhập DN 94,4 94,4 51,3
Thuế giá trị gia tăng 94,4 100,0 51,3
Thuế môn bài 100,0 100,0 71,8
Thuế thu nhập cá nhân 77,8 70,4 15,4
Thuế sử dụng đất 83,3 88,9 24,4

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022.

6.4.2 Phúc lợi của DN đối với người lao động

Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về phúc lợi của DN cho người lao động dựa trên các chỉ số: 1) Có quỹ phúc lợi và 2) Khả năng đáp ứng chi cho các hoạt động như ma chay hiếu hỷ, nghỉ mát, hỗ trợ tai nạn ốm đau, đào tạo tập huấn, hỗ trợ thiên tai, khen thưởng con cái, công trình phúc lợi, công trình xã hội, trợ cấp và khen thưởng cho người lao động. Kết quả đánh giá được tổng hợp tại Bảng 23, cho thấy:

– DN vừa và nhỏ đã có những quan tâm đúng mức đối với phúc lợi của NLĐ, tỷ lệ số DN siêu nhỏ quan tâm đến vấn đề này đạt từ 20% đến 72,3% số DN trong mẫu khảo sát nghiên cứu thực hiện

– DN siêu nhỏ cũng không quan tâm đúng mức đối với phúc lợi của NLĐ, tỷ lệ số DN siêu nhỏ quan tâm đến vấn đề này chỉ đạt từ 3,8 – 11,5 %.

Bảng 23. Đáp ứng các vấn đề phúc lợi của DN với người lao động

Chỉ số Tỷ lệ số DN thực hiện (%)
DN vừa DN nhỏ DN S.nhỏ
Ma chay hiếu hỷ 66,7 59,3 11,5
Nghỉ mát 27,8 20,4 3,8
Tai nạn ốm đau 61,1 64,8 11,5
Đào tạo tập huấn 66,7 59,3 11,5
Hỗ trợ thiên tai 44,4 31,5 3,8
Khen thưởng con cái 72,2 25,9 3,8
Công trình phúc lợi 44,4 42,6
Công trình xã hội 55,6 42,6 11,5
Trợ cấp 50,0 37,0 3,8
Khen thưởng NLĐ 66,7 48,1 11,5

Nguồn: Kết quả khảo sát 45 DNCBG quy mô nhỏ và vừa, năm 2022.

7. Đề xuất chính sách trong quản trị rừng và thương mại gỗ

7.1 Khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp

Khảo sát thực tế cho thấy các DNNVV còn có một số khó khăn chủ yếu trong việc đáp ứng các quy định về vấn đề môi trường và xã hội, cụ thể là:

Hiểu biết về quy định của DN – Hiện có nhiều quy định về các vấn đề môi trường, xã hội và lao động tại các VBPL (Luật, Nghị định, Thông tư) hầu hết các DN khảo sát, nhất là DN nhỏ và siêu nhỏ, không nắm rõ hết các quy định này. Như ở Tuyên Quang, trong 15 DN khảo sát chỉ có 3 DN nói có biết các quy định, nhưng không nắm được cụ thể các quy định thuộc VBPL nào; 12 DN còn lại (chiếm 80% số DN khảo sát) đều phản ánh họ không nắm rõ các quy định pháp luật liên quan về môi trường, lao động và xã hội. Tương tự ở Nghệ An, chỉ có 2 DN nói biết các quy đinh, 13 DN còn lại (chiếm 86,7% DN khảo sát) không nắm rõ hết các quy định.

Thực tế với nhiều (điều khoản) quy định tại nhiều VBPL đang được áp dụng, tuy nhiên việc nắm bắt được các quy đinh này là một thách thức không nhỏ với DN. Bên cạnh đó, qua khảo sát cho thấy, các DN cũng không có cập nhật lưu trữ các VBPL có các quy định về các vấn đề môi trường và xã hội. Điều này cũng là một hạn chế đối với các DN để nắm bắt các quy định.

Nguồn nhân lực – Các DN (nhất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với ít lao động, thường chỉ có 1 quản lý, 1 kế toán và NLĐ trực tiếp hầu hết chưa qua đào tạo nghề), phần lớn chủ yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh. Thực tế, qua phản ánh của DN đến khảo sát, họ không có người chuyên trách hay nhân lực để thực hiện, làm các tủ tục theo quy định hiện hành về các vấn đề môi trường, lao động và xã hội. Ví dụ liên quan đến vấn đề môi trường, đơn cử như việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong đảm bảo truy xuất nguồn gốc gỗ, đa phần các DN không thực hiện và không có người đảm nhiệm công việc này. Ngoài ra, liên quan đến việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc gỗ, có DN phản ánh gỗ nhập về yêu cầu mình phải biết rõ chủ rừng, đây là vấn đề khó với DN. Trên thực tế họ chỉ biết nguồn gốc gỗ được mua từ người bán trước đó. Quá trình khảo sát các doanh nghiệp còn cho thấy, có DN còn khó khăn trong xin giấy phép kinh doanh, cấp phép kinh doanh cơ sở phải dựa vào đơn vị khác (như một số DN ở Tuyên Quang).

Bên cạnh đó, đa phần các DN, cụ thể là nhân lực của DN chưa được tham gia đào tạo, tập huấn/hướng dẫn thực hiện các quy định về các vấn đề môi trường và xã hội. Theo phán ánh của DN trong quá trình khảo sát, có DN còn chưa rõ các tiêu chuẩn quy định, khi khai thác gỗ khai báo không đúng năm; khai thác thuê người khai thác thiếu hồ sơ về gỗ khai thác.

Nguồn vốn/vốn đầu tư – Các DN nhỏ và siêu nhỏ có vồn đầu tư thấp, nhiều DN chỉ có vốn đầu tư trên dưới 1 tỷ, chỉ đủ đầu tư máy móc chế biến, không đủ nguồn tài chính để mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị liên quan đến các vấn đề về môi trường (như lò đốt, hệ thống xử lý chất thải, công trình phòng chống cháy như tường chống cháy, hệ thông phun hơi nước trong xưởng chế biến gỗ), hay mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động. Nhiều DN không có nguồn phúc lợi cho người lao động; bên cạnh đó chi phí bảo hiểm cũng là một khó khăn với DN, đa phần các DN siêu nhỏ khảo sát không đảm bảo đóng các loại bảo hiểm cho 100% người lao động trong doanh nghiệp. Chi phí thực hiện các thủ tục để đảm bảo các thực hiện theo quy định về môi trường, lao động và xã hội cũng là một vấn đề với doanh nghiệp, đặc biệt với DN nhỏ và siêu nhỏ. Trong số các DN khảo sát ở các tỉnh, còn nhiều DN, chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ, chưa có hoặc thiếu quan tâm đến việc xây dưng kế hoạch bảo vệ môi trường.

Thêm nữa, mặc dù các DN báo cáo đóng thuế đầy đủ và đúng hạn, thực tế việc đóng thuế, qua phản ánh của DN, là một khó khăn đối với DN, ảnh hưởng đến doanh thu và đầu tư cho sản xuất của DN. Thực tế nếu quan tâm đến vốn đầu tư của DN không đề cập đến vị trí địa lý, từ kết quả đánh giá ở phần 6, sơ bộ so sánh các DN các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với nguồn vốn đầu tư hạn chế (ở Tuyên Quang) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ với vốn đầu tư lớn hơn (ở Bình Định) về việc đáp ứng các chỉ số liên quan đến vấn đề môi trường, lao động và xã hội cho thấy: Tỷ lệ DN nhỏ và siêu nhỏ đáp ứng các chỉ số này thấp hơn tỷ lệ DN vừa và nhỏ.

Quyền sử dụng đất – Qua khảo sát cho thấy, còn có một số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, phải đi thuê đất, không ổn định địa điểm cơ sơ sản xuất, do vậy ít chú trọng đến việc đầu tư đảm bảo về các vấn đề môi trường.

Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp – hiện nay vẫn còn thiếu. Các DN nhỏ và siêu nhỏ, đặc biệt ở các tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An, chủ yếu hoạt động độc lập, không là thành viên của hiệp hội chế biến gỗ. Do vậy họ thiếu phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về môi trường, lao động và xã hội. Thực tế, ở Bình Định, các DN khảo sát phần lớn ở trong cùng khu công nghiệp và thường là thanh viên của hiệp hội gỗ ở tỉnh và có khả năng đáp ứng các quy định về môi trường, lao động và xã hội; đa phần trong số các DN này, đã có chứng chỉ FSC về chuỗi hành trình sản phẩm.

Các khó khăn trên của các DN khảo sát trùng hợp với khó khăn của các DN được nêu trong báo cáo của SFMI (2021). Cụ thể là về i) nguồn lực – Trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động còn nhiều bất cập. Phần lớn lực lượng lao động trong các DN nhỏ chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; ii) Về công nghệ – đa số các cơ sở chế biến gỗ trong nước ở quy mô nhỏ, có trình độ công nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu, nên sản phẩm sản xuất đạt chất lượng thấp, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mà đa số chỉ thực hiện gia công ở công đoạn sơ chế; iii) Nguồn vốn – các DNNVV thiếu vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn vốn của các DNNVV chủ yếu là vốn tự có và vốn vay ngân hàng. Các DN này rất khó tiếp cận với vốn vay ưu đãi của các chương trình, dự án và các quỹ hỗ trợ của Nhà nước; iv Nguồn nguyên liệu – Với gỗ rừng trồng trong nước chỉ có một phần sử dụng làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, vì mặc dù lượng gỗ rừng trồng có tăng, nhưng tỉ lệ gỗ lớn có chất lượng và có chứng chỉ còn hận chế.

Kết quả đánh giá theo một số chỉ số quan trọng về khả năng đáp ứng quy định của Hiệp định EVFTA đối với các vấn đề môi trường, lao động và xã hội của DNNVV được tổng hợp tại Bảng 24. Theo đó chỉ rõ dẫn liệu cho những phân tích và đánh giá nêu trên.

Bảng 24. Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu theo Hiệp định EVFTA của các DNNVV

 

TT

 

Tổng hợp các chỉ số đánh giá

Tỷ lệ số DN thực hiện (%)
DN vừa DN nhỏ DN siêu nhỏ
1 Môi trường      
  –     Có báo cáo ĐGTĐMT/KHBVMT 100,0 87,0 26,9
  –     Phân loại phế phẩm, rác thải 100,0 96,3 79,5
  –     Khu lưu trữ phế phẩm, rác thải 100,0 61,1 20,5
  –     Chuyển cơ sở khác sử dụng 100,0 100 96,2
  –     Có lò đốt phế liệu, chất thải dư thừa 61,1 61,1 38,5
  –     Có tiêu chuẩn, thủ tục truy cập nguồn gốc gỗ hợp pháp và QLRBV 91,7 64,8
2 Lao động      
  –     Số lao động bình quân/DN 113,6 72,2 15,4
  –     Thành lập công đoàn 66,7 48,1
  –     Tỷ lệ số NLĐ tham gia TCCĐ 50,0 37,0
  –     Không sử dụng lao động trẻ em 100,0 100,0 100,0
  –     Không bố trí công việc độc hại, ca đêm cho LĐ nữ đang mang thai 100,0 100,0 100,0
  –     Bảo đảm việc làm cho phụ nữ sau khi nghỉ thai sản 100,0 94,4 56,4
  –     Có quy định thời gian làm việc 94,4 53,7 16,7
  –     Trả lương cho người lao động > 4.420.000 đồng/tháng 83,3 96,3 64,1
  –     Có nội quy an toàn lao động 88,9 83,3 76,9
  –     Tỷ lệ số DN có ký hợp đồng với NLĐ 100,0 92,6
  –     Tỷ lệ số NLĐ ký hợp đồng lao động 33,3 9,26
3 Trách nhiệm xã hội      
  –     Thuế thu nhập DN 94,4 94,4 51,3
  –     Thuế giá trị gia tăng 94,4 100,0 51,3
  –     Thuế sử dụng đất 83,3 88,9 24,4

 Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát 45 DN phân theo quy mô DNNVV, 2022.

Bên cạnh những khó khăn, DN còn có một số thách thức chủ yếu sau:

Thứ nhất: Quy định pháp luật về các vấn đề môi trường, lao động và xã hội khá nhiều, phức tạp, thường quy định chung đối với DN trong khi không có hướng dẫn cụ thể đối với DNCBGNVV, nhất là với DN nhỏ, DN siêu nhỏ. Thêm vào đó, qua phản ánh của DN cũng như cán bộ quản lý có liên quan, có quy định còn chưa phù hợp và khó thực hiện với DN CBG, như trong PCCC yêu cầu phải có thế thống phun sương, việc này làm ẩm gỗ trong khi chế biến gỗ phải sấy gỗ. Hay quy định tại Thông tư 27/27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản, mặc dù quy định rất thông thoáng, nhưng khó cho thống kê gỗ nhất là với gỗ (có đường kính nhỏ trên 6cm với chiều dài tối thiểu từ 1m) của chủ rừng, cũng như việc kiểm tra xác nhận nguồn gốc gỗ của cơ quan quản lý và các DN.  Bên cạnh đó, các quy định pháp luật cũng thường thay đổi nhưng chưa cập nhật/thông tin trực tiếp kịp thời và đầy đủ đến DN.

SFMI (2021), tổng quan về các chính sách quy định về môi trường và xã hội, cũng cho thấy một số tồn tại liên quan đến các văn bản chính sách hiện hành. Ví dụ, về vấn đề môi trường, Hệ thống pháp luật về BVMT tuy đã được hình thành về cơ bản nhưng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định còn chung chung hoặc mang tính nguyên tắc. Chưa có hành lang pháp lý, chính sách tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ môi trường và sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt là hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra một số lỗ hổng pháp lý như:

  • Luật DNNVV, NĐ 39/2018/NĐ-CP chỉ tập trung chủ yếu vào phát triển sản xuất, chưa có điều khoản ưu đãi cụ thể nào dành riêng cho việc hỗ trợ DN nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm, BVMT, an toàn lao động, ngoài hỗ trợ đào tạo quản trị DN và hỗ trợ chuyển giao công nghệ nhưng không quá 100 triệu đồng/ hợp đồng/năm;
  • Chưa có chính sách quy định thuế tài nguyên rừng, thuế sử dụng đất được đầu tư trực tiếp tái tạo lại rừng, đầu tư cho các hoạt động giảm nhẹ tác động MT&XH của DNNVV;
  • Luật Lao động còn thiếu hướng dẫn về tổ chức công đoàn của NLĐ như thế nào, nguyên tắc phân chia tỉ lệ kinh phí công đoàn giữa Công đoàn Việt Nam và tổ chức của NLĐ tại DN, hỗ trợ của Nhà nước và DN cho công đoàn của NLĐ;
  • NĐ 102 chỉ đề cập tới gỗ hợp pháp là gỗ nhập khẩu và xuất khẩu và đưa ra các tiêu chí tuân thủ pháp luật về thành lập và hoạt động của DN xuất nhập khẩu gỗ và về nguồn gốc gỗ hợp pháp, mà không đề cập việc tuân thủ các tiêu chí về môi trường và lao động của chuối cung gỗ từ trồng rừng, khai thác, vận chuyển, kinh doanh, chế biến gỗ v.v.

Thứ hai: Thủ tục nhiều, phức tạp và mất thời gian, đây là một trong những khó khăn, thách thức phản ánh bởi các DN. Ví dụ đối với Nghị định số102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam hiện đã có hiệu lực, theo Nghị định này việc phân loại DN (loại 1 và loại 2) đang tiến hành. Thực tế khảo sát, qua phỏng vấn cán bộ quản lý và đại diện doanh nghiệp cho thấy việc thực hiện còn chậm, nhiều hồ sơ thủ tục mà DN phải hoàn thành theo yêu cầu của Nghị định. Thậm chí, có DN nhất là DN nhỏ và siêu nhỏ chế biến gỗ cung cấp sản phẩm trong nước không rõ về việc này.

– Thứ ba: Thiếu cơ quan đầu mối hỗ trợ DN thực hiện các vấn đề về môi trường, lao động và xã hội. Hiện DN chịu quản lý của nhiều cơ quan quản lý theo các lĩnh vực tương ứng như môi trường, phòng cháy, thuế, quản lý gỗ và lâm sản, v.v. Tuy nhiên hiên nay không rõ đơn vị nào là đầu mối chuyên trách/phụ trách hỗ trợ chung DNNVV. Trong khi quy định thì nhiều và như đã nêu ở trên, hiện thiếu hướng dẫn tổng hợp và cụ thể đối với các vấn đề về môi trường, lao động và xã hội đối với các loại DN.

– Thứ tư: Xác nhận nguồn gốc gỗ, theo phản ánh của DN sử dụng nguồn gỗ trong nước, nhiều khi người dân không biết hay thiếu thủ tục, DN không rõ làm sao để xác nhận được nguồn gốc gỗ, khó khăn khi xin xác nhận của cơ quan sở tại/chính quyền. Theo quy định hiện tại (xem Thông tư 27/27/2018/TT-BNNPTNT), Kiểm lâm không xác nhận gỗ khai trác từ rừng trồng của hộ gia đình, không rõ ai chịu trách nhiệm xác nhận vào hồ sơ gỗ của chủ rừng

– Thứ năm: Nhận thức của người lao động, nhất là về việc đóng bảo hiểm. Nhiều lao động chưa rõ được lợi ích của bảo hiểm, sợ tốn chi phí/giảm thu nhập do vậy không muốn tham gia đóng bảo biểm. Cũng như theo báo cáo của SRD (2019) đã nêu ở trên, có rất ít DN có khả năng tuân thủ quy định về bảo hiểm) do người lao động không muốn tham gia bảo hiểm, vì khi tham gia bảo hiểm họ sẽ bị giảm tiền lương do theo quy định về bảo hiểm người lao động phải đóng 10,5% tiền lương cho BHXH (theo quy định tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH). Mặt khác, theo phản ánh trong quá trình khảo sát, NLĐ vẫn còn lo ngại về các thủ tục làm và rút bảo hiểm.

7.2 Đề xuất chính sách

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ vừa và nhỏ đáp ứng yêu cầu về các vấn đề môi trường, lao động và xã hội, như sau:

  • Hỗ trợ DN, đặc biệt DN nhỏ và siêu nhỏ nâng cao nhận thức, hiểu biết, thông tin về các Hiệp ước quốc tế về môi trường và lao động như EVFTA, VPA-FLEGT, các Công ước về lao động của ILO v.v. liên quan đến các DNNVV
  • Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về kiểm soát chuỗi cung gỗ với bảng kiểm soát (Check List) việc tuân thủ pháp luật MT-XH. Bảng này do chủ DN tự xây dựng, đánh giá và được kèm theo bảng kê lâm sản; Bảng kiểm soát sẽ bao gồm các tiêu chí đã đạt được và chưa đạt được. Các tiêu chí chưa đạt sẽ được chủ DN nêu rõ nguyên nhân và biện pháp và thời hạn sửa chữa.
  • Cần có chính sách giảm phần chi trả Bảo hiểm xã hội của DN nhỏ và siêu nhỏ để nâng tỷ lệ NLĐ được ký HĐLĐ với DN, nhằm đảm quyền lợi cho NLĐ.
  • Có thể thực hiện khoán thuế thu nhập DN cho đối tượng DN nhỏ và siêu nhỏ, để thúc đẩy trách nhiệm/nghĩa vụ xã hội của DN
  • Khuyến khích những DN nhỏ và siêu nhỏ có hành động thực chất nâng cao phúc lợi cho NLĐ, bằng việc giảm thuế thu nhập DN.
  • Mặc dù, phần lớn DN nhỏ và siêu nhỏ thực hiện chế biến và thương SPG có chuỗi cung ngăn: “Băm – Bóc – Xẻ”, nhưng các SPG này là nguyên liệu đầu vào cho các DN chế biến sâu hoặc DN thương mại xuất khẩu gỗ. Tuy nhiên, việc tuân thủ yêu cầu truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi cung GHP cần được thực thi theo các quy định pháp luật hiện hành.
  • Hỗ trợ xây dưng cơ chế liên kết giữa các DNCBGNVV để hỗ trợ DN nhỏ và siêu nhỏ nâng cấp quy mô, đổi mới công nghệ và hợp tác kinh doanh hiệu quả hơn.

Dựa trên kết quả nghiên cứu này các đề xuất chính sách trên khá phù hợp. Kết quả nghiên cứu cụ thể ở phần 6 cho thấy trong các vấn đề về môi trường, lao động và xã hội, có hai vấn đề chung nhất mà các DNCBGNVV khó có thể đáp ứng là về truy xuất nguồn gốc gỗ và hợp động lao động (và đóng bảo hiểm cho người lao động). Trong phạm vi báo cáo nghiên cứu này tập trung đề xuất các chính sách để hỗ trợ DNCBGNVV cải thiện khả năng đáp ứng các quy định về các vấn đề được nêu.

Liên quan đến truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp, gần đây đã có 02 văn bản quan trong được ban hành là i) Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018, quy định về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản (Thông tư 27) và ii) Nghị định số102/2020/NĐ-CP, ngày 01/9/2020 quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp việt nam (Nghị định 102). Thông tư 27 được đánh gia là thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai, chế biến gỗ rừng trồng. Tuy nhiên thông tư này còn khoảng trống về quy định chủ thể/đơn vị xác nhận hồ sơ gỗ được khai thác làm đầu vào cho các cơ sở chế biến. Việc này dẫn đến khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc đánh giá, kiểm tra tính hợp pháp của gỗ khai thác đưa vào chế biến, mặt khác, như qua phản ánh của DN, đây cũng là khó khăn với DN để làm sao có được hồ sơ gỗ hợp pháp đối với gỗ đưa vào chế biến. Thực tế có DN phản ánh, khi đi làm thủ tục xin chứng nhận bảng kê lâm sản có khó khăn khi xin xác nhận của địa phương, có khi không có được xác nhận.

Do vậy, để đảm bảo có được hồ sơ gỗ hợp pháp, nghiên cứu này đề xuất với cơ quan chủ quản là Tổng cục Lâm nghiệp xem xét có sửa đổi bổ sung Thông tư 27, quy định rõ cơ quan đơn vị có trách nhiệm trong việc xác nhận gỗ hợp pháp được đưa và sản xuất, chế biến hay làm rõ bên thứ 3 có đủ tư cách pháp nhân thực hiện. Thực hiện nay, ví dụ gỗ có chứng chỉ rừng (theo hệ thông FSC hay chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Việt Nam), để có chứng chỉ theo các hệ thống này thường có bên thứ 3 có đủ được xác nhận đủ tư cách đánh giá.

Đối với Nghị định 102 vừa được ban hành và có hiệu lực, trong quá trình khảo sát tại DN ở các tỉnh cũng đã có ý kiến phản ánh việc thực hiện làm các hồ sơ thủ tục theo quy định của Nghị định tốn kém, DN không có nhân lực thực hiện trong khi có nhiều quy định (gồm cả quy định leein quan vấn đề môi trường và xã hội) và DN chưa có hướng dẫn thực hiện. Theo đề xuất tổng hợp được từ DN trong quá trình khảo sát, cần có hướng dẫn cụ thể với DNNVV, nhất là các DN nhỏ và siêu nhỏ. Bên canh đó làm sao giảm bớt các quy định, thủ tục tạo thuận lợi cho DN thực hiên phân loại DN. Trên cơ sở kết quả có được, nghiên cứu đề xuất với TCLN xem xét đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung Nghị định 102 sau thời gian thực hiện để tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Nghị định này.

Về hợp đồng Lao động, theo quy định tại Điều 13 về Hợp đồng lao động của Bộ Luật Lao động 2019:

“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

  1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp tại mục 6.3 (Bảng 21), có rất ít hay tỷ lệ rất thấp các DNCBGNVV được khảo sát tại 3 tỉnh đảm bảo ký hợp đồng với 100% số người lao động của DN. Nguyên nhân của việc này là do những khó khăn của DN (như nguồn vốn, nguồn lực con người cùng các vấn đề liên quan đến thực hiện) và một số vấn đề liên quan đến người lao động mà trong báo cáo này chưa đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có chính sách cụ thể nào khuyến khích, hỗ trợ DN và người lao động trong việc ký kết hợp đồng lao động. Theo Điều 4 – Chính sách của Nhà nước về lao động tại Bộ Luật Lao động 2019, mới chỉ có quy định chung chung tại khoản 6 quy định “Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”. Để đảm bảo việc ký hợp đồng của DN với người lao động, nghiên cứu này đề xuất với Bộ Lao động và Thương binh xã hội có nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ DNCBGNVV, nhất là DN nhỏ và siêu nhỏ thực hiện ký hợp đồng với người lao động.

8. Kết luận

Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng quy định tại EVFTA về lao động, môi trường và xã hội của 45 DNNVV trong lĩnh vực chế biến gỗ tại 3 Tỉnh theo các tiêu chí và chỉ số được quy định tại một số VBQPPL liên quan của Việt Nam có thể nêu một số kết luận như sau:

  • Về vấn đề môi trường:
    • Các DNCBG quy mô siêu nhỏ có khả năng đáp ứng và tuân thủ thực hiện các yêu cầu về BVMT rất yếu. Số liệu khảo sát cho thấy chỉ có khoảng 1/3 số DN thuộc quy mô này có khả năng đáp ứng. Đặc biệt, phần lớn hoặc có thể nói là tất cả các DN siêu nhỏ đều không có quy định/nội quy về thủ tục truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp và QLRBV. Đối với những tỉnh, như Tuyên Quang có tỷ lệ DN siêu nhỏ lớn thì đây là thách thức rất lớn trong tổ chức và quản lý việc tuân thủ của các DN theo quy định của Hiệp định EVFTA.
    • Đối với DN vừa và nhỏ, khả năng đáp ứng các yêu cầu về BVMT tốt hơn. Tuy nhiên, các DN này cần có thêm sự hỗ trợ và quản lý giám sát để tăng tỷ lệ tuân thủ, đặc biệt đối với hoạt động xử lý rác thải, tuân thủ đăng ký môi trường theo Luật BVMT 2020 và xây dựng các quy định/nội quy về thủ tục truy cập nguồn gốc gỗ hợp pháp và QLRBV.
  • Về vấn đề lao động:
    • Các DN tuân thủ rất tốt các yêu cầu về không sử dụng lao động trẻ em và bố trí công việc độc hại, làm ca đêm cho phụ nữ đang mang thai.
    • Mặc dù, số lao động trong mỗi DN quy mô nhỏ và vừa khá lớn, từ 72 – 113 lao động/DN, nhưng việc thành lập TCCĐ trong các DNNVV trong mẫu khảo sát không cao, tỷ lệ số DN có TCCĐ chiếm từ 48% – 66,7% và số NLĐ tham gia là đoàn viên công đoàn cũng rất hạn chế, chiếm khoảng 37% – 50% số lao động, tương ứng với DN nhỏ và vừa. Đặc biệt, không có DN siêu nhỏ nào có TCCĐ. Vì vậy, hoạt động thương lượng tập thể không được thực hiện đối với tất cả số NLĐ có quan hệ lao động với DN bởi vì phần lớn các DNNVV thực hiện cơ chế trả lương ngày công theo thỏa thuận đối với lao động phổ thông, thời vụ và theo công đoạn.
    • Mặc dù, tất cả các DNNVV có thực hiện việc ký hợp đồng lao động, nhưng tỷ lệ số NLĐ tham gia ký hợp đồng lao động rất nhỏ, chiếm từ 9,26% – 33,3% tổng số NLĐ có quan hệ lao động với DN, trong khi tất cả các DN siêu nhỏ không thực hiện việc này. Vì vậy, quyền lợi của NLĐ tham gia các loại bảo hiểm rất hạn chế.
  • Về trách nhiệm xã hội:
    • Có khoảng 51,3% số DN siêu nhỏ thực hiện nộp đúng hạn thuế thu nhập DN và Thuế giá trị gia tăng; và chỉ có 24,4% số DN quy mô này nộp thuế sử dụng đất. Rất nhiều DN chế biến gỗ bóc sử dụng hiện trường sản xuất là đất nông nghiệp và nộp thuế sử dụng đất theo sắc thuế đất nông nghiệp.
    • Các DNNVV đã thực hiện khá tốt trách nhiệm xã hội thông qua việc nộp đúng hạn và đủ các loại thuế.

Để hỗ trợ các DN đáp ứng quy định pháp luật về các vấn đề môi trường, lao động và xã hội, có 02 khuyến nghị chính sách quan trọng được đề xuất, cụ thể như sau:

  • Về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp, để đảm bảo có được hồ sơ gỗ hợp pháp, nghiên cứu đề xuất sửa đổi bổ sung Thông tư 27, quy định rõ cơ quan có thẩm quyền trong việc xác nhận gỗ hợp pháp được đưa vào sản xuất, chế biến hay làm rõ bên thứ 3 có đủ tư cách pháp nhân thực hiện. Đồng thời, Bộ NN&PTNT (TCLN) xem xét đề xuất với Chính phủ về việc nghiên cứu điều chỉnh bổ sung Nghị định 102 sau thời gian thực hiện để tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Nghị định này.
  • Về hợp đồng lao động, đề xuất với Bộ Lao động và Thương binh xã hội có nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ DNCBGNVV, nhất là DN nhỏ và siêu nhỏ thực hiện ký hợp đồng với người lao động.

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các hiệp định quốc tế và văn bản pháp luật

  1. Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) ký ngày 30 tháng 06 năm 2019;
  2. Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPV/FLEGT) ký ngày 19/10/2018
  3. Bộ tiêu chuẩn quản lý chuỗi hành trình sản phẩm có nguồn gốc từ rừng – VFCS/PEFC ST 1005:2019 (VFCS 2019)
  4. Bộ Luật Lao động 2019
  5. Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
  6. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
  7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014
  8. Luật Công đoàn năm 2012
  9. Luật việc làm năm 2013
  10. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, ngày 3-6-2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, ngày 19-6-2013
  11. Luật Quản lý thuế 2019;
  12. Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
  13. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường;
  14. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
  15. Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
  16. Nghị định số102/2020/NĐ-CP, ngày 01/9/2020 quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp việt nam;
  17. Nghị định số 91/2014/NĐ-CP, ngày 1-10-2014, của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định về thuế.
  18. Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế;
  19. Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 139/2016/NĐ-CPngày 04 tháng 10 năm 2016 của chính phủ quy định về lệ phí môn bài;
  20. Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, ngày 10/01/2022, quy định một số điều của luật bảo vệ môi trường;
  21. Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018, quy định về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản;
  22. Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH
  23. Thông tư số 65/2020/TT-BTC ngày 09 tháng 7 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 302/2016/tt-btc ngày 15 tháng 11 năm 2016 của bộ trưởng bộ tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài;
  24. Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  25. Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 29 tháng 12 năm 2015, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Các báo cáo nghiên cứu, bài viết

  1. ‘PAS 2021:2012 Thực hiện trách nhiệm giải trình trong việc xác minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ và các sản phẩm từ gỗ – Tài liệu hướng dẫn thực hiện Quy định (EU) số 995/2010’
  2. Trần Thị Lan Anh, Đào Quang Vinh, Mai Hồng Ngọc. 2019. Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) đến quan hệ lao động tại nơi làm việc ở việt nam. Báo cáo nghiên cứu. Hà Nội: Phòng thương mại và công nghiệp việt nam (VCCI)
  3. Better Work Viet Nam, Annual Report 2017, An Industry And Compliance Review Vietnam;
  4. Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI). 2021. Vấn đề môi trường và xã hội của các doanh nghiệp ngành gỗ hướng tới đáp ứng các quy định của Hiệp định EVFTA. Báo cáo. Hà Nội: SRD.
  5. Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD). 2019. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HỘ TRỒNG RỪNG VÀ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ QUY MÔ NHỎ, SIÊU NHỎ TRƯỚC KHI THỰC THI VPA/FLEGT. Báo cáo. Hà Nội: SRD.
  6. Hoàng Quốc Chính, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thanh Hiền, Vũ Thị Bích Hợp, 2020. Những thách thức và cơ hội của Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (VPA) đối với phụ nữ và xã hội dân sự. Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD), Việt Nam
  7. SRD & VNGO-FLEGT. (2019). Assessment of the current status of forest planting households, small and micro timber processing enterprises before implementing VPA/FLEGT. http://vngo-cc.vn/ upload/Bao_cao_Baseline_xuat_ban.pdf
  8. Tô Xuân Phúc, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thùy Dung. 2016. Một số rủi ro chính của ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập: Thực trạng và Giải pháp chính sách. Báo cáo nghiên cứu
  9. NGUYỄN ĐỨC KHA. 2021. Phúc lợi đối với người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Cộng sản. 11:59, ngày 18-02-2021 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/821541/phuc-loi-doi-voi-nguoi-lao-dong-trong-cac-doanh-nghiep-o-viet-nam–thuc-trang-va-giai-phap.aspx

 

 

Phụ lục

1A. Danh sách các doanh nghiệp được phỏng vấn

TT Tên CSCB Địa chỉ Loại hình S.phẩm Ng.liệu Công suất Vốn (tỷ)
I Tuyên Quang
1 CT TNHH1TV vận tải Trung Ngọc TP Tuyên Quang Tư nhân Dăm Tr. nước 7000 tấn 1,2
2 Cty TNHH1TV Tuyên Yên TP Tuyên Quang Tư nhân Dăm Tr. nước 10000 tấn 2
3 CTY TNHH Thịnh Quang S.dương, T.quang Tư nhân Dăm Tr. nước 3000 tân < 3
4 Cty TNHH Hải Đăng Y.sơn, T.Quang Tư nhân bóc Tr. nước 5000 m3 1
5 Cty CB Lâm sản 30/4 Y.sơn, T.Quang Tư nhân bóc Tr. nước 2500 m3 2,5
6 CSCB nông sản 32 Y.sơn, T.Quang Tư nhân bóc Tr. nước 10000 m3 2
7 Cty TNHH đtsxtm Hải Đăng TP Tuyên Quang Tư nhân bóc Tr. nước 3000 m3 1,5
8 CSCB LS Vinh Cúc TP Tuyên Quang Tư nhân bóc Tr. nước 5000 m3 2
9 Cty TNHH TM Linh Phú Y.sơn, T.Quang Tư nhân bóc Tr. nước 3000 m3 2
10 Cty TNHH Thịnh Hiện S.dương, T.quang Tư nhân gỗ xẻ Tr. nước 9000 m3 3
11 Cty TNHH1tTV sx & tm Trần Vũ S.dương, T.quang Tư nhân gỗ xẻ Tr. nước 1500 m3 >4 tỷ
12 Cty TNHH sx Trung Hiếu S.dương, T.quang Tư nhân gỗ xẻ Tr. nước 5000 m3 2,5
13 Cty TNHH Sao Việt S.dương, T.quang Tư nhân gỗ xẻ Tr. nước 500 m3 0,5
14 Cty TNHH1TV Vinh Ngọc -Tquang TP Tuyên Quang Tư nhân gỗ xẻ Tr. nước 300 m3 2
15 Cty TNHH Ru bi Việt TP Tuyên Quang Tư nhân gỗ xẻ Tr. nước 2000 m3 1
II Nghệ An
1 Cty TNHH NL Giấy Nghệ An Khu C, khu CN Nam Cống NA Tư nhân Dăm Tr. nước 300000 tấn <100
2 Cty Liên doanh NL giấy NA – PP Xã Khánh Thục, Ng.lộc NA Nc ngoài Dăm Tr. nước 150000 tấn <100
3 DN tư nhân Đức đại P Quang Phong, TX Thai Hòa NA Tư nhân bóc Tr. nước 25000 m3 15
4 Chủ cơ sở Ngọc Trinh Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn Tư nhân bóc Tr. nước 4000 m3 <3
5 Cty TNHH Ha Cường Khe Sài 1, Nghĩa Đàn, NA Tư nhân bóc Tr. nước 7000 m3 <3
6 Cty CP CB & KD LS Phy Hy Co Khu CN Nam Cống, N.lộc, NA Tư nhân gỗ xẻ Tr. nước >1000 m3 15
7 Cty TNHH hữ Thắng Xã Thịnh Sơn, Đô lg, NA Tư nhân gỗ xẻ N.khẩu 400 m3 10
8 Cty TNHHSX&TM Công Thủy Xóm 2, Văn Sơn, Đô lg, NA Tư nhân gỗ xẻ N.khẩu 400 m3 <3
9 Cty TNHH 1TV LN Sông Hiếu Quan Phong, TX Thái Hòa, NA Nhà nc gỗ xẻ Tr. nước 7000 m3 20
10 Cty CP Xdung CB Phú Mỹ An X.Minh Thọ, Hòa Sơn, Ddoolg, NA Tư nhân gỗ xẻ N.khẩu 1000 m3 <20
11 Cty TNHH Tâm Huệ Xã Đường Sơn, Đô lg, NA Tư nhân đồ gỗ N.khẩu >100 m3 3-4 tỷ
12 Cty gô Trường Thành Nghi Yên, Nghi lộc, NA Tư nhân đồ gỗ N.khẩu >1000 m3 3,6
13 Cty TNHH Nguyên Nghĩa TT Đô lương, H Đô lg, NA Tư nhân đồ gỗ N.khẩu >1000 m3 <100
14 Cty TNHH Ngọc Hà Đà Sơn, Đô lg, NA Tư nhân đồ gỗ N.khẩu >100 5
15 Cty kỹ nghệ lâm sản FMC P Quang Tía, Thai Hòa, NA Tư nhân đồ gỗ N.khẩu >100 <20
III Binh định
1 Cty TNHH NL Giấy Quy Nhơn Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn Cổ phần dăm Tr. nước 60000 tấn 24
2 Cty TNHH sông côn Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn Tư nhân dăm Tr. nước 12000 tấn 26,5
3 CTY TNHH TM Minh Thông T.xã An Nhơn – B.Định Tư nhân bóc Tr. nước >10000 tấn 10
4 Cty TNHH Tân Phước Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn Tư nhân Gỗ xẻ N.Khẩu 10000 m3 <100
5 Cty TNHH TM Hậu Nhân BTX – TP Quy nhơn, B.Định Tư nhân Gỗ xẻ N.Khẩu 8000 m3 <100
6 Cty Cp phát triển Nguyễn Hoàng T.xã An Nhơn – B.Định Tư nhân Gỗ xẻ Tr. nước &N.khẩu 3000 m3 <100
7 Cty TNHH TMDV Minh Phước BTX – TP Quy nhơn, B.Định Tư nhân Gỗ xẻ Tr.nước 20000 m3 <100
8 Cty TNHH Thanh Thủy BTX – TP Quy nhơn, B.Định Tư nhân Gỗ xẻ Tr. nước &N.khẩu 1000 m3 <100
9 Cty TNHH Trường Sơn Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn Tư nhân đồ gỗ Tr. nước &N.khẩu 2000 m3 <20
10 Cty TNHH Phương Nguyên Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn Tư nhân đồ gỗ Tr. nước 7000 m3 <100
11 Cty TNHH Phú Sơn T.xã An Nhơn – B.Định Tư nhân đồ gỗ Tr. nước 1000 m3 <100
12 Cty TNHH XNK Hà Thanh T.xã An Nhơn – B.Định Tư nhân đồ gỗ Tr. nước >1500 m3 9
13 Xí nghiệp CBLS An Nhơn T.xã An Nhơn – B.Định CP đồ gỗ Tr. nước 2000 m3 <20
14 Cty TNHH Phú Bình Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn Tư nhân đồ gỗ Tr. nước 3000 m3 <100
15 Cty LN 19 T.xã An Nhơn – B.Định CP đồ gỗ Tr. nước 1000 m3 <100

 

 

 

1B. Danh sách cán bộ quản lý được phỏng vấn

STT Tên cán bộ Đơn vị công tác Vị trí, Chức vụ
I TUYÊN QUANG    
1 Triệu Đăng Khoa Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang Phó Chi cục Trưởng
2 Nguyễn Ngọc Lợi Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang Phòng sử dụng và phát triển rừng
3 Phùng Quang Bình Hạt Kiểm lâm huyện Yên Sơn Hạt trưởng
4 Vũ Phạm Tuân Hạt Kiểm lâm huyện TP. Tuyên Quang Phó Hạt trưởng
5 Nguyễn Văn Sơn Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Dương Hạt trưởng
II NGHỆ AN    
1 Nguyễn Anh Tuấn Chi cục Kiểm lâm Nghệ An Phó Chi cục Trưởng
2 Hoàng Trung Sơn Chi cục Kiểm lâm Nghệ An Phòng sử dụng và phát triển rừng
3 Nguyễn Văn Bằng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An Phòng sử dụng và phát triển rừng
4 Nguyễn Hồng Lam Hạt Kiểm lâm huyện Nghi Lộc Hạt trưởng
5 Võ Sỹ Lâm Hạt Kiểm lâm huyện Đô Lương Hạt trưởng
6 Nguyễn Huy Đức Hạt Kiểm lâm huyện Nghĩa Đàn Phó Hạt trưởng
III BÌNH ĐỊNH    
1 Lê Đức Sáu Chi cục Kiểm lâm Bình Định Phó Chi cục Trưởng
2 Nguyễn Đình Lâm Chi cục Kiểm lâm Bình Định Phòng sử dụng và phát triển rừng
3 Nguyễn Hoài Thanh Chi cục Kiểm lâm Bình Định Phòng sử dụng và phát triển rừng
4 Hoàng Minh Trí Hạt KL TP.Quy Nhơn – Tuy Phước Hạt trưởng
5 Phan Văn Hải Hạt KL TX.An Nhơn Hạt trưởng

 

1C. Danh sách người lao động được phỏng vấn

STT Tên người lao động Tên CSCB Địa chỉ
 I TUYÊN QUANG    
1 Nguyễn Xuân Anh Cty TNHH MTV Vinh Ngọc TP. Tuyên Quang
2 Quách Văn Ngọc Cty TNHH MTV Vinh Ngọc TP. Tuyên Quang
3 Đồng Ngọc Hoàn Cty TNHH MTV Vinh Ngọc TP. Tuyên Quang
4 Đặng Thị Hoa CSCB nông sản số 32 – Cty Sao Việt Huyện Yên Sơn
5 Hoàng Văn Điển CSCB nông sản số 32 – Cty Sao Việt Huyện Yên Sơn
6 Đặng Thị Bình CSCB nông sản số 32 – Cty Sao Việt Huyện Yên Sơn
7 Lương Văn Cường Cty TNHH Ruby Việt TP. Tuyên Quang
8 Phạm Văn Hùng Cty TNHH Ruby Việt TP. Tuyên Quang
9 Bùi Thị Hiếu Cty TNHH Ruby Việt TP. Tuyên Quang
10 Niêm Văn Thương Cty TNHH Linh Phú – CN Thôn Lè Huyện Yên Sơn
11 Hoàng Thị Phương Cty TNHH Linh Phú – CN Thôn Lè Huyện Yên Sơn
12 Hoàng Thị Lanh Cty TNHH Linh Phú – CN Thôn Lè Huyện Yên Sơn
13 Cù Văn Cương Cty TNHH ĐT, SX và TM Hải Đăng TP. Tuyên Quang
14 Nguyễn Thị Quý Cty TNHH ĐT, SX và TM Hải Đăng TP. Tuyên Quang
15 Lê Thị Hoa Cty TNHH ĐT, SX và TM Hải Đăng TP. Tuyên Quang
16 Lý Văn Trường Cty TNHH Hải Đăng Huyện Yên Sơn
17 Bàn Văn Hà Cty TNHH Hải Đăng Huyện Yên Sơn
18 Lương Thị Anh Cty TNHH Hải Đăng Huyện Yên Sơn
19 Lương Văn Bốn Cty TNHH Thịnh Quang Huyện Sơn Dương
20 Hoàng Thị Viên Cty TNHH Thịnh Quang Huyện Sơn Dương
21 Phạm Văn Chương Cty TNHH Thịnh Quang Huyện Sơn Dương
22 Nguyễn Thị Hiền Cty TNHH Thịnh Hiền TQ Huyện Sơn Dương
23 Đỗ Cao Khang Cty TNHH Thịnh Hiền TQ Huyện Sơn Dương
24 Phạm Thị Hạnh Cty TNHH Thịnh Hiền TQ Huyện Sơn Dương
25 Lương Thị Liên Cty TNHH MTV SX TM Trần Vũ Huyện Sơn Dương
26 Lê Thị Nhàn Cty TNHH MTV SX TM Trần Vũ Huyện Sơn Dương
27 Phùng Thị Xén Cty TNHH MTV SX TM Trần Vũ Huyện Sơn Dương
28 Bùi Thị Chiên Công ty 30/4 Huyện Yên Sơn
29 Linh Thị Dung Công ty 30/4 Huyện Yên Sơn
30 Triệu Thị Lan Công ty 30/4 Huyện Yên Sơn
31 Hoàng Tiến Dần Cty TNHH MTV Tuyên Yên TP. Tuyên Quang
32 Triệu Thị Thu Cty TNHH MTV Tuyên Yên TP. Tuyên Quang
33 Hoàng Mạnh Hùng Cty TNHH MTV Tuyên Yên TP. Tuyên Quang
34 Nguyễn Thành Luân CSCB lâm sản Trần Thế Vinh TP. Tuyên Quang
35 Trần Duy Hiển CSCB lâm sản Trần Thế Vinh TP. Tuyên Quang
36 Lý Văn Xanh CSCB lâm sản Trần Thế Vinh TP. Tuyên Quang
37 Phạm Hồng Chiêm Cty TNHH MTV vận tải Trung Ngọc TP. Tuyên Quang
38 Vương Tiến Mai Cty TNHH MTV vận tải Trung Ngọc TP. Tuyên Quang
39 Lý Thị Chi Cty TNHH MTV vận tải Trung Ngọc TP. Tuyên Quang
40 Sùng Mỹ Sài Cty TNHH MTV TM, SX Trung Hiếu Huyện Sơn Dương
41 Lương Văn Hà Cty TNHH MTV TM, SX Trung Hiếu Huyện Sơn Dương
42 Trần Thị Sớm Cty TNHH MTV TM, SX Trung Hiếu Huyện Sơn Dương
43 Đinh Quốc Trị Chi nhánh cty TNHH Sao Việt Huyện Sơn Dương
44 Đặng Thị Kha Chi nhánh cty TNHH Sao Việt Huyện Sơn Dương
45 La Thị Thanh Chi nhánh cty TNHH Sao Việt Huyện Sơn Dương
II NGHỆ AN    
1 Phan Công Hồng Cty TNHH MTV LN Sông Hiếu Quan Phong, TX. Thái Hòa
2 Nguyễn Đức Trường Cty TNHH MTV LN Sông Hiếu Quan Phong, TX. Thái Hòa
3 Nguyễn Thị Thủy Cty TNHH MTV LN Sông Hiếu Quan Phong, TX. Thái Hòa
4 Bùi Thị Hải Yến Cty TNHH MTV LN Sông Hiếu Quan Phong, TX. Thái Hòa
5 Nguyễn Văn Thắng DN tư nhân Đức Hải Quan Phong, TX. Thái Hòa
6 Lê Minh Hiệp DN tư nhân Đức Hải Quan Phong, TX. Thái Hòa
7 Trần Thị Thắm DN tư nhân Đức Hải Quan Phong, TX. Thái Hòa
8 Trần Thị Tâm DN tư nhân Đức Hải Quan Phong, TX. Thái Hòa
9 Nguyễn Việt Hoàng Cty TNHH Hữu Thắng Xã Thịnh Sơn, Đô Lương
10 Phan Bá Nhã Cty TNHH Hữu Thắng Xã Thịnh Sơn, Đô Lương
11 Nguyễn Hoàng Quân Cty TNHH Hữu Thắng Xã Thịnh Sơn, Đô Lương
12 Nguyễn Đẩu Quý Cty TNHH Ngọc Hà Đà Sơn, Đô Lương
13 Đặng Hữu Sơn Cty TNHH Ngọc Hà Đà Sơn, Đô Lương
14 Lê Xuân Hà Cty TNHH Ngọc Hà Đà Sơn, Đô Lương
15 Bùi Khánh Sơn Cty TNHH Hà Cường Khe Sài 1, Nghĩa Đàn.
16 Trần Thị Khánh Hòa CSCB gỗ Ngọc Tình Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn
17 Nguyễn Thị Ngọc CSCB gỗ Ngọc Tình Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn
18 Phan Quốc Hưng CSCB gỗ Ngọc Tình Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn
19 Hoàng Minh Quang Cty TNHH kỹ nghệ lâm sản FMC Nghĩa Đàn
20 Nguyễn Thị Hoài Cty TNHH kỹ nghệ lâm sản FMC Nghĩa Đàn
21 Nguyễn Thị Kim Hương Cty TNHH kỹ nghệ lâm sản FMC Nghĩa Đàn
22 Đồng Thị Dương Cty gỗ Trường Thành Nghi Yên, Nghi Lộc
23 Phạm Xuân Quang Cty gỗ Trường Thành Nghi Yên, Nghi Lộc
24 Lê Văn Mỹ Cty gỗ Trường Thành Nghi Yên, Nghi Lộc
25 Võ Thị Hải Cty CP CB và KD LS PHIHICO Khu CN Nam Cấm, Nghi Lộc
26 Hoàng Thị Nhung Cty CP CB và KD LS PHIHICO Khu CN Nam Cấm, Nghi Lộc
27 Nguyễn Đình Tú Cty CP CB và KD LS PHIHICO Khu CN Nam Cấm, Nghi Lộc
28 Đỗ Văn Hồng Cty TNHH Nguyên Nghĩa TT Đô Lương, Đô Lương
29 Nguyễn Thị Lộc Cty TNHH Nguyên Nghĩa TT Đô Lương, Đô Lương
30 Cao Xuân Thành Cty TNHH Nguyên Nghĩa TT Đô Lương, Đô Lương
31 Nguyễn Huy Thương Cty TNHH SX&TM Công Thủy Xóm 2, Văn Sơn, Đô Lương
32 Trần Văn Long Cty TNHH SX&TM Công Thủy Xóm 2, Văn Sơn, Đô Lương
33 Phạm Duy Thạnh Cty TNHH SX&TM Công Thủy Xóm 2, Văn Sơn, Đô Lương
34 Nguyễn Cảnh Văn Cty TNHH Tâm Huệ Xã Đường Sơn, Đô Lương
35 Nguyễn Thị Thanh Cty TNHH Tâm Huệ Xã Đường Sơn, Đô Lương
36 Lê Như Trí Cty TNHH Tâm Huệ Xã Đường Sơn, Đô Lương
37 Trương Văn Thìn Cty CP CB XD Phú Mỹ An X.Minh Thọ, Hòa Sơn, Đô Lương
38 Hồ Sỹ Thân Cty CP CB XD Phú Mỹ An X.Minh Thọ, Hòa Sơn, Đô Lương
39 Thái Đình Cường Cty CP CB XD Phú Mỹ An X.Minh Thọ, Hòa Sơn, Đô Lương
40 Nguyễn Thanh Tùng Cty TNHH liên doanh NLG Nghệ An Xã Khánh Thục, Nghi Lộc
41 Dương Thị Thảo Cty TNHH liên doanh NLG Nghệ An Xã Khánh Thục, Nghi Lộc
42 Nguyễn Thị Tâm Cty TNHH liên doanh NLG Nghệ An Xã Khánh Thục, Nghi Lộc
43 Trần Thị Thanh Huyền Cty TNHH NLG Nghệ An Khu C, khu CN Nam Cấm
44 Trần Thị Yến Cty TNHH NLG Nghệ An Khu C, khu CN Nam Cấm
45 Phùng Bá Dũng Cty TNHH NLG Nghệ An Khu C, khu CN Nam Cấm
 III BÌNH ĐỊNH    
1 Trần Long Hải CT TNHH Phú Sơn T.xã An Nhơn – B.Định
2 Ng. Thị Thanh Phương CT TNHH Phú Sơn T.xã An Nhơn – B.Định
3 Lê Thành Nam CT TNHH Phú Sơn T.xã An Nhơn – B.Định
4 Lê Thị Huỳnh Trang Cty TNHH SX TM Minh Thông T.xã An Nhơn – B.Định
5 Đặng Minh Trà Cty TNHH SX TM Minh Thông T.xã An Nhơn – B.Định
6 Ng. Thị Thanh Tuyền Cty TNHH SX TM Minh Thông T.xã An Nhơn – B.Định
7 Nguyễn Đình Chi Công ty TNHH XNK Hà Thanh T.xã An Nhơn – B.Định
8 Huỳnh Văn Hậu Công ty TNHH XNK Hà Thanh T.xã An Nhơn – B.Định
9 Phạm Thị Mùi Công ty TNHH XNK Hà Thanh T.xã An Nhơn – B.Định
10 Thái Thị Hoa Xí nghiệp CBLS An Nhơn T.xã An Nhơn – B.Định
11 Lư Văn Thôn Xí nghiệp CBLS An Nhơn T.xã An Nhơn – B.Định
12 Phạm Viết Minh Xí nghiệp CBLS An Nhơn T.xã An Nhơn – B.Định
13 Võ Thị Thủy Triều Cty CPPT Nguyễn Hoàng T.xã An Nhơn – B.Định
14 Võ Diện Cty CPPT Nguyễn Hoàng T.xã An Nhơn – B.Định
15 Nguyễn Thị Nam Cty CPPT Nguyễn Hoàng T.xã An Nhơn – B.Định
16 Huỳnh Văn Hựu Nhà máy CBLS NT Nhơn Hòa T.xã An Nhơn – B.Định
17 Vũ Thĩ Khuyến Nhà máy CBLS NT Nhơn Hòa T.xã An Nhơn – B.Định
18 Nguyễn Thị Tịnh Công ty TNHH Trường Sơn Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
19 Trương Thế Phát Công ty TNHH Trường Sơn Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
20 Võ Đình Vạn Công ty TNHH Trường Sơn Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
21 Nguyễn Thanh Long Công ty TNHH Bình Phú Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
22 Nguyễn Thị Trí Trang Công ty TNHH Bình Phú Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
23 Hồ Văn Hiếu Công ty TNHH Bình Phú Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
24 Hồ Thị Hai Công ty TNHH Bình Phú Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
25 Nguyễn Trọng Nho Cty TNHH nguyên liệu giấy QN Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
26 Đặng Anh Tuấn Cty TNHH nguyên liệu giấy QN Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
27 Trần Thị Hết Cty TNHH nguyên liệu giấy QN Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
28 Huỳnh Thị Mỹ Dung Công ty TNHH Phương Nguyên Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
29 Nguyễn Thị Tuyết Vân Công ty TNHH Phương Nguyên Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
30 Nguyễn Thị Hoa Hường Công ty TNHH Phương Nguyên Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
31 Nguyễn Minh Hùng Cty TNHH TM Hậu Nhân BTX – TP Quy nhơn, B.Định
32 Nguyễn Văn Nghĩa Cty TNHH TM Hậu Nhân BTX – TP Quy nhơn, B.Định
33 Lã Điền Vũ Cty TNHH TM Hậu Nhân BTX – TP Quy nhơn, B.Định
34 Phan Thị Hạnh Công ty TNHH Tân Phước Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
35 Nguyễn Ngọc Trúc Công ty TNHH Tân Phước Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
36 Dương Thị Thúy Hằng Công ty TNHH Tân Phước Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
37 Võ Thị Hội Công ty TNHH Sông Kôn Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
38 Hồ Văn Hùng Công ty TNHH Sông Kôn Khu CN Phú tài – TP Q.Nhơn
39 Võ Thị Tuyết Mai Công ty TNHH Thanh Thủy BTX – TP Quy nhơn, B.Định
40 Nguyễn Thanh Tuấn Công ty TNHH Thanh Thủy BTX – TP Quy nhơn, B.Định
41 Lơ Văn Lạc Công ty TNHH Thanh Thủy BTX – TP Quy nhơn, B.Định
42 Nguyễn Thị Phúc Hằng Cty TNHH TM DV Minh Phước BTX – TP Quy nhơn, B.Định
43 Nguyễn Trung Trực Cty TNHH TM DV Minh Phước BTX – TP Quy nhơn, B.Định
44 Bùi Thị Lệ Cty TNHH TM DV Minh Phước BTX – TP Quy nhơn, B.Định
45 Lâm Thị Phượng Cty CPPT Nguyễn Hoàng T.xã An Nhơn – B.Định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1D. Phiếu phỏng vấn cán bộ QLNN

VIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG

Nghiên cứu khả năng đáp ứng quy định của Hiệp định EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam

 

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ NHẦ NƯỚC

Địa điểm/huyện, tỉnh:………………………………………………………..Ngày tháng:………………………………

Tên người trả lời:…………..……………….…………………………….ĐT:………………………………………

Chức vụ:…………………………………………………………………………………………………………………………..

Đơn vị:……………………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:..……….…….………….………………………………………………………………………………………..

 

  1. Xin ông/bà cung cấp thông tin về các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ ở tỉnh hiện nay, như về:
  • Số lượng (DN siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn)?
  • Loại hình theo nguồn vốn (Nhà nước, tư nhân, FDI)?
  • Loại hình theo sản phẩm?

 

  1. Ông/bà hãy cho biết thông tin về các Văn bản quy định pháp luật hiện đang được áp dụng đối với doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa (DNCBGNVV) về các vấn đề:

– Môi trường

 

– Xã hội (trách nhiệm nộp thuế, trách nhiệm với người tiêu dùng, trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng)

 

– Lao động

 

  1. Theo canh/chị, Việc thực hiện các quy định hiện hành về môi trường của DNCBGNVV thế nào? Như về:
  2. a) Đánh giá tác động và kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Tỷ lệ DN đáp ứng?
  • Vấn đề thường gặp?
  • Nguyên nhân?

 

  1. b) Quản lý chất thải

– Chất thải rắn (đáp ứng yêu cầu về phân loại, lưu trữ, xử lý)

 

 

– Chất thải nguy hại (đáp ứng yêu cầu về phân loại, lưu trữ, xử lý, giấy phép)

 

 

  1. c) Quản lý hóa chất (loại hóa chất, nhà kho/kho chứa, tập huấn và hướng dẫn về an toàn và sử dụng hóa chất, xử lý hóa chất, cập nhật, lưu trữ thông tin)

 

 

 

d)Thiết lập hệ thống trách nhiệm giải trình và thực hiện

  • Xây dựng tiêu chuẩn và thủ tục truy cập thông tin về gỗ/sản phẩm
  • Xây dựng thủ tục đánh giá rủi ro
  • Xây dựng quy trình/thủ tục giảm thiểu các rủi ro
  • Lưu trữ hồ sơ trong 5 năm
  • Thực hiện vận hành hệ thống

 

  1. Thực hiện các quy định hiện hành về lao động của DNCBGNVV hiện nay thế nào? Cụ thể là về:
  2. a) Tự do liên kết và thương lượng tập thể (Tỷ lệ DN lập công đoàn, tỷ lệ người lao động tham gia; tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể)

 

 

 

 

 

  1. b) Sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên (Tỷ lệ DN CBG có sử dụng LĐTE/CTN; độ tuổi; ký hợp đồng; công việc và thời gian làm việc trung bình)

 

 

 

 

 

  1. c) Điều kiện làm việc cho phụ nữ (nhà vệ sinh/nhà tắm, phòng nghỉ riêng; Không làm công việc độc hại; Nghỉ thai sản con ốm; khám sức khỏe; việc làm sau khi nghỉ thai sản)

 

 

 

 

  1. d) Thời gian làm việc và trả lương (giờ làm việc trung bình/ngày; số giờ làm thêm trung bình; lương bình quân hàng tháng; lương làm thêm bình quân/giờ; nghỉ lễ, tết, nghỉ phép)

 

 

 

 

 

  1. e) Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe, bao gồm

– Khám sức khỏe định kỳ;

– Việc xây dựng và thực hiện Nội quy, quy trình vệ sinh, an toàn lao động;

– Tập huấn, phổ biến nội quy quy trình vệ sinh, an toàn lao động và sử dụng,

– Tập huấn vận hành các loại máy móc;

– Cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động;

– Thông tin về các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc/nhà xưởng

– Biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng an toàn các loại máy móc tại nơi làm việc

 

  1. f) Quan hệ lao động

– Ký hợp đồng lao động

 

– Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có hđ > 1 tháng

 

– Đóng bảo hiểm y tế cho người lao động có hđ > 3 tháng

 

– Có bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động có hđ > 3 tháng

 

 

  1. Thực hiện các quy định hiện hành về nộp thuế của DNCBGNVV hiện nay thế nào? (các loại thuế, tình hình nộp thuế của DN; Số DN có tên trong danh sách DN có dấu hiệu rủi ro về thuế)

 

 

 

 

 

 

 

  1. Những vấn đề, tồn tại trong các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về môi trường, lao động và xã hội đối với DNCBGNVV là gì?

 

 

 

 

 

  1. Xin ông/bà cho biết ý kiến đề xuất để cải thiện khả năng đáp ứng của DNCBG NVV đối với các quy định pháp luật về
  • Môi trường

 

 

 

 

  • Lao động

 

 

 

 

  • Trách nhiệm xã hội/thuế

 

 

 

 

                                         Xin cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà!

1E. Phiếu phỏng vấn người quản lý doanh nghiệp

VIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG

Nghiên cứu khả năng đáp ứng quy định của Hiệp định EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam

 

PHIẾU PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP VỀ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI – LAO ĐỘNG

 

Địa điểm/huyện, tỉnh:…………………………………………………………Ngày tháng:……………………….

Tên người trả lời:…………..……………….……………………..ĐT:……………………………………………..

Chức vụ:…………………………………………………………………………………………………………………….

Tên Công ty/Doanh nghiệp:………………………………………….

Địa chỉ:..……….… ………………………………………………………………………………………..

A- THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

  1. Loại hình Doanh nghiệp: Nhà nước  Tư nhân   Vốn nước ngoài 
  2. Loại hình sản xuất/sản phẩm chính:

Dăm gỗ    Gỗ xẻ   Ván bóc    Ván ép   Ván (MDF)   Ghép thanh   Đồ gỗ 

  1. Nguồn gỗ nguyên liệu

Gỗ rừng tự nhiên trong nước   Gỗ rừng trồng trong nước    Gỗ nhập khẩu 

  1. Công suất sản xuất của doanh nghiệp? ………………………..m3 sản phẩm/năm
  2. Diện tích sản xuất của doanh nghiệp (kho, xường, sân bãi): …………………….m2
  3. Vốn đầu tư ban đầu: ≤ 3 tỷ đồng    4 – 20 tỷ đồng   trên 20 đến <100 tỷ đồng   Khác 

Số lao động thường xuyên:……………người, gồm ………….nam, ………..nữ

B- VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP

Đánh giá tác động và kế hoạch bảo vệ môi trường

  1. Trong những tài liệu sau đây, doanh nghiệp có tài liệu nào?

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng quyết định phê duyệt:        Có       Không 

– Kế hoạch bảo vệ môi trường có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:  Có       Không 

Nếu có, khả năng của doanh nghiệp trong việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường như thế nào?

Tốt                            Trung bình                   Kém

Lý do: …………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Quản lý chất thải

  1. Đối với chất thải rắn thông thường từ hoạt động sản xuất, chế biến của doanh nghiệp
  2. a) Doanh nghiệp có thực hiện phân loại không? Có              Không 
  3. b) Lưu giữ chất thải của doanh nghiệp như thế nào?

Trong nhà kho  Ngoài trời  Trong kho và ngoài trời  Không thực hiện lưu giữ 

  1. c) Việc xử lý chất thải của doanh nghiệp như thế nào?

Tái sử dụng, tái chế trong doanh nghiệp                             

Chuyển cho cơ sở khác sử dụng làm nguyên liệu sản xuất 

Chuyển cho cơ sở xử lý chất thải có chức năng phù hợp    

Đốt  (Nếu có: đốt ngoài trời  hay có lò đốt )

Không có hình thức nào nêu trên                                        

  1. Hoạt động sản xuất, chế biến của doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại không?

Có                Không      (Nếu có hỏi tiếp; nếu không hỏi từ câu 10)

  1. Các chất thải nguy hại này cụ thể là gì?…………………………………………………………
  2. Doanh nghiệp có khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại không? Có  Không 
  3. Có phân định, phân loại, thu gom chất thải nguy hại không? Có        Không 
  4. Lưu giữ chất thải nguy hại của doanh nghiệp như thế nào?

Riêng theo từng loại chất thải đã được phân loại       Lưu giữ chung các loại chất thải 

Lưu giữ chung với chất thải thông thường                           Không thực hiện lưu giữ    

  1. Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại từ nơi hoạt động sản xuất, chế biến của doanh nghiệp đến cơ sở xử lý không?                               Có            Không 
  2. Doanh nghiệp có giấy phép xử lý chất thải nguy hại không? Có          Không

Quản lý nước thải

  1. Lượng nước thải phát sinh của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, chế biến như thế nào?

< 500 m3/ngày đêm     > 500 đến ≤ 3.000 m3/ngày đêm              > 3.000 m3/ngày đêm              Không rõ 

  1. Doanh nghiệp có hệ thống thu gom nước thải không? Có  Không

Nếu có, cụ thể là gì?………………………………………………………………………………………………………….

  1. Doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải không? Có  Không

Nếu có, cụ thể là gì?………………………………………………………………………………………………….

Việc xử lý nước thải của doanh nghiệp thế nào? …………………………………………….

 

Quản lý hóa chất

  1. Trong quá trình sản xuất chế biến gỗ, doanh nghiệp sử dụng những loại hóa chất nào?

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Doanh nghiệp có nhà kho/kho chứa hóa chất không? Có  Không

Nếu có, so với yêu cầu của Luật hóa chất 2007 và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất thì hiện trạng của nhà kho/kho chứa như thế nào?

Đáp ứng yêu cầu             Đáp ứng một phần           Không đáp ứng 

  1. Doanh nghiệp tập huấn và hướng dẫn về an toàn và sử dụng hóa chất cho người LĐ như thế nào?

Hàng tuần    Hàng tháng  Hàng quý     Hàng năm              Không thực hiện 

  1. Doanh nghiệp có sổ theo dõi cập nhật, lưu trữ thông tin hóa chất trong sản xuất không?

Có    Không

Nếu có, xin xem tham khảo thông tin ghi chép

  1. Việc xử lý hóa chất thừa của doanh nghiệp như thế nào?

Xử lý hoàn toàn              Xử lý một phần                  Không xử lý

Thiết lập hệ thống và thực hiện trách nhiệm giải trình

  1. Khả năng thực hiện các nội dung công việc dưới đây của doanh nghiệp như thế nào?
TT Nội dung Không thực hiện Thực hiện một phần Thực hiện được hoàn toàn
1 Xây dựng tiêu chuẩn và thủ tục cho phép truy cập các thông tin về việc cung cấp gỗ/sản phẩm gỗ ra thị trường      
2 Xây dựng thủ tục đánh giá rủi ro cho phép phân tích và đánh giá sự rủi ro của gỗ/sản phẩm gỗ khai thác bất hợp pháp từ số gỗ được đưa vào thị trường      
3 Xây dựng quy trình/thủ tục giảm thiểu các rủi ro bao gồm một bộ các biện pháp và thủ tục thích hợp để tối thiểu hóa các rủi ro một cách có hiệu quả      
4 Lưu trữ hồ sơ trong 5 năm và chuẩn bị sẵn sàng để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra      
5 Thực hiện vận hành hệ thống      

 

  1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
  2. Việc nộp các loại thế, phí và lệ phí hàng năm sau đây của doanh nghiệp như thế nào ?
TT Thuế, phí, lệ phí Không nộp Nộp chậm Nộp đúng hạn Ghi chú
1 Thuế thu nhập doanh nghiệp        
2 Thuế giá trị gia tăng        
3 Thuế môn bài        
4 Thuế thu nhập cá nhân        
5 Thuế sử dụng đất phi NN        
6 Thuế khác        
  1. Việc đảm bảo quỹ phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp thế nào?
Nội dung Đảm bảo Đảm bảo một phần Không đảm bảo
Ma chay, hiếu hỉ      
Nghỉ mát hàng năm      
Hỗ trợ điều trị cho người lao động do tai nạn, ốm đau      
Đào tạo, tập huấn cho người lao động      
Hỗ trợ gia đình NLĐ khi bị thiên tai, tai nạn, ốm đau      
Khen thưởng cho con cái NLĐ có thành tích học tập tốt      
Hỗ trợ đi lại dịp lễ tết cho người lao động      
Đầu tư xây dựng công trình phúc lợi của doanh nghiệp      
Góp vốn để xây dựng công trình xã hội      
Trợ cấp khó khăn cho người lao động      
Thưởng cho người lao động      
Tiền ăn ca      
Chi phúc lợi khác (nêu rõ)      

 

  1. VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Tự do liên kết và thương lượng tập thể

  1. Doanh nghiệp có thành lập tổ chức công đoàn không? Có                    Không

Nếu có, hỏi tiếp các câu sau:

  1. Tỷ lệ người lao động trong doanh nghiệp tham gia công đoàn của doanh nghiệp như thế nào?

100%             50% – < 100%             <50% 

  1. Việc cung cấp thông tin cho người lao động về hoạt động của công đoàn của doanh nghiệp như thế nào?

Hàng tháng          Hàng quý          Hàng năm          Không cung cấp thông tin 

  1. Doanh nghiệp thực hiện đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể như thế nào?
  2. a) Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc với người lao động

Hàng tháng    Hàng quý     Hàng năm    Khi có yêu cầu/vụ việc    Không tổ chức 

  1. b) Tổ chức thương lượng tập thể tại doanh nghiệp

Hàng tháng    Hàng quý     Hàng năm    Khi có yêu cầu/vụ việc    Không tổ chức

Sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên

  1. Tỷ lệ số lao động trẻ em, lao động chưa thành niên được sử dụng trong doanh nghiệp thế nào?

0%      < 10%     10 – < 30%            30 – 50%        Trên 50%

  1. Độ tuổi của lao động trẻ em, lao động chưa thành niên được sử dụng trong doanh nghiệp thế nào?

Dưới 13 tuổi     13 –15 tuổi     16 – dưới 18 tuổi   Không có lao động chưa thành niên 

  1. Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với lao động chưa thành niên thế nào?

100%            50% – <100%                 <50%                 0% 

  1. Thời gian làm việc phổ biến của lao động trẻ em, lao động chưa thành niên thế nào?
TT Lao động < 4h/ngày >4h/ngày < 8h/ngày >8h/ngày Làm việc ban đêm
1 < 15 tuổi          
2 15 – < 18 tuổi          
  1. Doanh nghiệp sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên vào những công việc gì?
Nội dung công việc <15 tuổi 15 – <18 tuổi
Cưa, xẻ gỗ bằng phương pháp thủ công    
Đốn hạ những cây có đường kính trên 35cm, cưa cắt cành trên cao bằng phương pháp thủ công    
Vận xuất gỗ lớn, xeo bắn, bốc xếp gỗ có đường kính từ 35cm trở lên bằng thủ công, bằng máng gỗ, bằng cầu trượt gỗ    
Mò vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ    
Xuôi bè mảng trên sông có nhiều gềnh thác    
Xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa, và máy cưa vòng    
Vận hành các máy bào (trừ máy cầm tay)    

 

Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử/tạo điều kiện làm việc cho phụ nữ

  1. Doanh nghiệp tạo điều kiện làm việc cho lao động nữ như thế nào?
TT Nội dung Đảm bảo Đảm bảo một phần Không đảm bảo
1 Có nhà vệ sinh/nhà tắm, phòng nghỉ riêng, phòng vắt, trữ sữa cho phụ nữ ; nhà trẻ/ nhà mẫu giáo      
2 Không bố trí làm công việc độc hại và thời gian làm ca đêm cho lao động nữ mang thai      
3 Nghỉ thai sản (6 tháng), nghỉ con (dưới 7 tuổi) ốm, khám sức khỏe/ khám thai định kỳ      
4 Bảo đảm việc làm sau khi nghỉ thai sản      

 

Thời gian làm việc và Trả lương thỏa đáng

  1. Doanh nghiệp bố trí giờ làm việc phổ biến một ngày của người lao động thế nào?
  Thời gian làm việc <4h/ngày 4h/ngày 8h/ngày 10h/ngày >10h/ngày
1 Làm việc bình thường          
2 Làm thêm          
  1. Tiền lương bình quân hàng tháng của người lao động tại doanh nghiệp là thuộc mức nào sau đây?

Dưới 4.420.000 đồng         4.420.000 đồng – 8.420.000 đồng            > 8.420.000 đồng 

  1. Tiền lương làm thêm bình quân một giờ lao động của người lao động tại doanh nghiệp ở mức nào dưới đây?
Lương tăng (đồng/giờ) < 27.000 Từ 27.000 – dưới 41.000 Từ 41.000 – dưới 55.000 Từ 55.000 – dưới 82.000 > 82.000
           
  1. Doanh nghiệp cung cấp bảng kê trả lương hàng tháng cho người lao động không?

Có            Không 

  1. Doanh nghiệp có quy định về nghỉ lễ, tết, nghỉ phép cho người lao đông không? ……….

Nếu có, số ngày nghỉ được quy định thế nào?

Chỉ số Số ngày Ghi chú
Nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương    
Nghỉ phép năm    
Nghỉ hàng tuần    
Nghỉ việc riêng    
Nghỉ không hưởng lương    
Khác    

Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe

  1. Doanh nghiệp có tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?

2 lần/năm                 1 lần/năm                Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ 

Nếu có tổ chức khám định kỳ, Doanh nghiệp có chi trả chi phí khám sức khỏe định kỳ không?

Nếu có chi trả, mức chi trả là bao nhiêu đồng/ 1 lần khám định kỳ?

Mức chi trả cho phụ nữ có cao hơn nam giới không? Nếu có, cao hơn bao nhiêu?

  1. Doanh nghiệp thực hiện các điều kiện làm việc an toàn như thế nào?
Chỉ số Đảm bảo Đảm bảo một phần Không đảm bảo Giải thích
Nội quy và quy trình vệ sinh, an toàn lao động        
Tập huấn, phổ biến nội quy quy trình vệ sinh, an toàn lao động        
Tập huấn sử dụng, vận hành các loại máy móc an toàn        
Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc        
Cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động        
Trang bị đồ dùng vệ sinh, trang thiết bị an toàn lao động trong nhà xưởng        
Thực hiện quét dọn, vệ sinh nhà xưởng sau khi hết ca làm việc        
Cung cấp đầy đủ thông tin về các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc/nhà xưởng        
Biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng an toàn các loại máy móc tại nơi làm việc/nhà xưởng        

Quan hệ lao động

  1. Việc ký hợp đồng lao động và đóng các loại bảo hiểm đối với người lao động của doanh nghiệp thế nào?
Chỉ số Tỷ lệ số người lao động được hưởng
Mức độ tham gia 0% < 50% 50 – 80% 80 – 100% 100%
Hợp đồng lao động          
Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có hợp đồng từ 1 tháng trở lên          
Đóng bảo hiểm y tế cho người lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên          
Có bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên          

 

  1. Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT ĐỂ CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

 

Xin cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà!

 

 

1F. Phiếu phỏng vấn người lao động trong doanh nghiệp

VIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG

Nghiên cứu khả năng đáp ứng quy định của Hiệp định EVFTA về môi trường, xã hội và lao động của doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam

 

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

  1. Địa điểm/Doanh nghiệp:.…………………………………………………………Ngày tháng……………….
  2. Tên người được phỏng vấn…………………………………….. Nam Nữ Tuổi:…… …..ĐT:……..
  3. Địa chỉ ………………………………………………………………………………………………..
  4. VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
  5. Đối với chất thải rắn thông thường từ hoạt động sản xuất, chế biến của doanh nghiệp:
  6. a) Doanh nghiệp có thực hiện phân loại không? Có  Không  Không biết 
  7. b) Lưu giữ chất thải của doanh nghiệp như thế nào?

Trong nhà kho  Ngoài trời  Trong kho và ngoài trời  Không thực hiện lưu giữ 

  1. c) Việc xử lý chất thải của doanh nghiệp như thế nào?

Tái sử dụng, tái chế trong doanh nghiệp                              

Chuyển cho cơ sở khác sử dụng làm nguyên liệu sản xuất 

Chuyển cho cơ sở xử lý chất thải có chức năng phù hợp    

Đốt  (nếu đốt thì đốt ngoài trời hay có lò đốt rác?)

Không có hình thức nào nêu trên                                        

  1. Hoạt động sản xuất, chế biến của doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại không?

Có                Không      (Nếu có hỏi tiếp; nếu không hỏi từ câu 6)

  1. Các chất thải nguy hại cụ thể là gì?…………………………………………………………
  2. Doanh nghiệp có phân định, phân loại, thu gom chất thải nguy hại không? Có    Không 
  3. Doanh nghiệp lưu giữ chất thải nguy hại như thế nào?

Riêng theo từng loại chất thải đã được phân loại       Lưu giữ chung các loại chất thải 

Lưu giữ chung với chất thải thông thường                           Không thực hiện lưu giữ    

  1. Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại từ nơi hoạt động sản xuất, chế biến của doanh nghiệp đến cơ sở xử lý không? Có                  Không 
  2. Doanh nghiệp có hệ thống thu gom nước thải không? Có  Không

Nếu có, cụ thể là gì?………………………………………………………………………………………………….

  1. Doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải không? Có  Không

Nếu có, cụ thể là gì?…………………………………………………………………………………………………….

Việc xử lý nước thải của doanh nghiệp thế nào? ………………………………………………….

  1. Trong quá trình sản xuất chế biến gỗ, doanh nghiệp sử dụng những loại hóa chất nào?

……………………………………………………………………………………………………….

  1. Doanh nghiệp có nhà kho/kho chứa hóa chất không? Có  Không
  2. Anh/Chị được doanh nghiệp tập huấn và hướng dẫn về an toàn và sử dụng hóa chất như thế nào?

Hàng tuần    Hàng tháng  Hàng quý     Hàng năm              Không tập huấn 

  1. Anh/Chị có được doanh nghiệp cung cấp, cập nhật thông tin về các loại hóa chất dùng trong sản xuất không? Có              Không 
  2. Doanh nghiệp có xử lý hóa chất thừa trong quá trình sản xuất không? Có   Không 

Nêu cụ thể: ……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

B- VẤN ĐỀ VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

  1. Doanh nghiệp anh chị đang làm việc có tổ chức công đoàn không?

Nếu có, hỏi tiếp:

13.b. Anh/Chị có tham gia công đoàn không?   Có            Không 

  1. Anh/Chị được doanh nghiệp cung cấp thông tin về hoạt động của công đoàn như thế nào?

Hàng tháng         Hàng quý          Hàng năm          Không cung cấp thông tin 

  1. Anh/Chị cho biết công đoàn của DN tổ chức các hoạt động nào dưới đây?

Thăm hỏi, động viên người lao động khi ốm đau, nghỉ thai sản              

Khen thưởng người lao động đạt thành tích trong lao động, sản xuất     

Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động    

Tư vấn pháp luật cho người lao động                                                       

Tổ chức đình công, bãi công                                                                    

Giám sát thực hiện quy chế, nội quy lao động                                         

Giải quyết tranh chấp giữa người lao động với doanh nghiệp                 

Không có hoạt động của công đoàn                                                         

  1. Doanh nghiệp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc với người lao động như thế nào?

Hàng tháng    Hàng quý     Hàng năm    Khi có yêu cầu/vụ việc    Không tổ chức 

  1. Doanh nghiệp tổ chức thương lượng tập thể tại doanh nghiệp như thế nào?

Hàng tháng    Hàng quý     Hàng năm    Khi có yêu cầu/vụ việc    Không tổ chức

  1. Doanh nghiệp có sử dụng lao động trẻ em (dưới 18 tuổi) không? Nếu có, khoảng bao nhiêu phần trăm/ bao nhiêu lao động trẻ em trong tổng số lao động?

17.c. Thời gian làm việc trung bình 1 ngày của lao động trẻ em?

  1. Anh/Chị cho biết doanh nghiệp tạo điều kiện làm việc cho lao động nữ như thế nào?
  Nội dung Đảm bảo Đảm bảo một phần Không đảm bảo
1 Có nhà vệ sinh/nhà tắm, phòng nghỉ riêng, phòng vắt, trữ sữa cho phụ nữ; nhà trẻ/ mẫu giáo?      
2 Không bố trí làm công việc độc hại và thời gian làm ca đêm cho lao động nữ mang thai      
3 Nghỉ thai sản (6 tháng), nghỉ con (dưới 7 tuổi) ốm, khám sức khỏe/ khám thai định kỳ      
4 Bảo đảm việc làm sau khi nghỉ thai sản      
  1. Thời gian làm việc thông thường một ngày và thời gian làm thêm của Anh/Chị tại doanh nghiệp thế nào?
  Thời gian làm việc <4h/ngày 4h/ngày 8h/ngày 10h/ngày >10h/ngày
1 Làm việc bình thường          
2 Làm thêm          

 

  1. Tiền lương bình quân hàng tháng của Anh/Chị do doanh nghiệp trả thuộc mức nào sau đây?

Dưới 4.420.000 đồng         4.420.000 đồng – 8.420.000 đồng            > 8.420.000 đồng 

 

  1. Tiền lương làm thêm một giờ lao động tại doanh nghiệp của Anh/Chị ở mức nào dưới đây?
Lương tăng thêm /giờ (đồng/giờ) < 27.000 Từ 27.000 – dưới 41.000 Từ 41.000 – dưới 55.000 Từ 55.000 – dưới 82.000 > 82.000
           
  1. Doanh nghiệp cung cấp bảng kê trả lương hàng tháng cho Anh/Chị không?

Có            Không 

  1. DN có quy định về thời nghĩ hàng năm cho người LĐ không? ………….; nếu có thì thời gian được nghỉ hàng năm của Anh/Chị như thế nào?
Nội dung Số ngày Ghi chú
Nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương    
Nghỉ phép năm    
Nghỉ hàng tuần    
Nghỉ việc riêng    
Nghỉ không hưởng lương    
Khác    
  1. Anh/Chị được doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ như thế nào?

2 lần/năm                 1 lần/năm                Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ 

Nếu có tổ chức khám định kỳ, Doanh nghiệp có chi trả chi phí khám sức khỏe định kỳ không?

Nếu có chi trả, mức chi trả là bao nhiêu đồng/ 1 lần khám định kỳ?

Mức chi trả cho phụ nữ có cao hơn nam giới không? Nếu có, cao hơn bao nhiêu?

 

  1. Anh/chị cho biết ý kiến đánh giá về điều kiện an toàn làm việc của doanh nghiệp?
Nội dung Đảm bảo Đảm bảo một phần Không đảm bảo Giải thích
Nội quy và quy trình vệ sinh, an toàn lao động        
Tập huấn, phổ biến nội quy quy trình vệ sinh, an toàn lao động        
Tập huấn sử dụng, vận hành các loại máy móc an toàn        
Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc

 

       
Cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động

 

       
Trang bị đồ dùng vệ sinh, trang thiết bị an toàn lao động trong nhà xưởng        
Thực hiện quét dọn, vệ sinh nhà xưởng sau khi hết ca làm việc        
Cung cấp đầy đủ thông tin về các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc/nhà xưởng        
Biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng an toàn các loại máy móc tại nơi làm việc/nhà xưởng        

 

  1. Doanh nghiệp có ký hợp đồng lao động với Anh/Chị không? Có  Không 
  2. Loại hợp đồng lao động Anh/Chị ký với doanh nghiệp là gì?

Có thời hạn                          Không thời hạn                                 Thời vụ 

  1. Anh/Chị có được tham gia và được cấp sổ bảo hiểm xã hội không? Có  Không 

Anh/chị có được chi trả BHXH không? Nếu có, có được chi trả thường xuyên hàng tháng không?

 

  1. Anh/Chị có được doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội không?

Có          Không 

  1. Anh/Chị có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không? Có  Không 
  2. Anh/Chị có được doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về chế độ bảo hiểm y tế không?

Có          Không 

  1. Anh/Chị có được tham gia bảo hiểm thất nghiệp không? Có          Không 

 

  1. PHÚC LỢI CỦA DOANH NGHIỆP VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
  2. Anh/Chị cho biết quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được chi cho những hoạt động nào dưới đây? Mức độ chi trả như thế nào?
  Có/ Không Đảm bảo Đảm bảo 1 phần Không đảm bảo
Ma chay, hiếu hỉ        
Nghỉ mát cho người lao động        
Hỗ trợ điều trị cho người lao động do tai nạn, ốm đau        
Đào tạo, tập huấn cho người lao động        
Hỗ trợ gia đình người lao động khi bị thiên tai, tai nạn, ốm đau        
Khen thưởng cho con cái người lao động khi có thành tích học tập tốt        
Hỗ trợ đi lại dịp lễ tết cho người lao động        
Trợ cấp khó khăn cho người lao động        
Thưởng cho người lao động        
Tiền ăn ca        
Khác (nêu rõ)        

 

  1. Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT ĐỂ CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG, LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Xin cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị!