Home » Documents » BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá Cam kết và Thực Thi Chương 13 Hiệp định EVFTA về Thương Mại và Phát Triển Bền Vững, Quản trị rừngVous êtes ici:  
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá Cam kết và Thực Thi Chương 13 Hiệp định EVFTA về Thương Mại và Phát Triển Bền Vững, Quản trị rừng
Par: Centre for Sustainable Rural Development l Hanoi
Publié: septembre 20, 2022
Pays: Vietnam
Sujets: - Autre -
Type de document: Rapport
Document ID: 9342
Nombre de vues: 1263
Envoyer ce document par email
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá Cam kết và Thực Thi Chương 13 Hiệp định EVFTA về Thương Mại và Phát Triển Bền Vững, Quản trị rừng

     

 

 

                                            

 

 

 

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

 

Đánh giá Cam kết và Thực Thi Chương 13  

Hiệp định EVFTA về

Thương Mại và Phát Triển Bền Vững, Quản trị rừng

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, 08-2022

 

MỤC LỤC

 

1     ĐẶT VẤN ĐỀ. 4

2     TỔNG QUAN VỀ TSD.. 5

3     MỤC TIÊU.. 15

3.1      Mục tiêu chung. 15

3.2      Mục tiêu cụ thể. 16

3.3      Câu hỏi nghiên cứu. 16

4     PHƯƠNG PHÁP. 16

5     KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.. 17

5.1      Tiến độ thực hiện các cam kết trong TSD.. 17

5.2      Các vấn đề thách thức trong thực thi TSD 22

6     THẢO LUẬN.. 31

7     KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

7.1      Kết luận. 33

7.2      Kiến nghị (cần chỉ rõ đối tượng kiến nghị, tức là làm rõ kiến nghị với ai cho từng nội dung cụ thể) 34

Tài liệu tham Khảo. 35

Phụ lục 01: Đặc điểm người tham gia phỏng vấn. 37

Phụ lục 02: Danh sách người được gửi bảng hỏi qua Google Form   39

Phụ lục 03: Văn bản, quy phạm pháp luật đã xây dựng năm 2021. 41

Phụ lục 04: Các Chương trình, Đề án thực hiện năm 2021 lĩnh vực Lâm nghiệp. 42

Phụ lục 05: Đề án được thực hiện năm 2022. 44

Phụ lục 06: Hệ thống bảng hỏi Quản trị rừng. 45

Phụ lục 07: Quyết định do Ngành NN và PTNT Ban hành phục vụ cho Quản trị rừng. 46

Phụ lục 08: Văn bản chỉ đạo của lực lượng Kiểm lâm từ sau khi VPA/FLEGT có hiệu lực. 49

 

 

 

 

 

 

 

CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

CITES Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp
COP 26 Hội nghị thượng đỉnh về môi trường lần thứ 26 tại Glasgow
DAG Nhóm tư vấn độc lập trong nước thực hiện EVFTA
EU Liên Minh Châu Âu
EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Forest Trend Tổ chức Forest Trend
FTA Hiệp định thương mại tự do
GIZ Tổ chức Hợp tác phát triển Cộng hòa Liên bang Đức
ILO Tổ chức Lao động Liên hp quốc
KHCN Khoa học Công nghệ
NDC Cam kết tự nguyện giảm phát thải
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
TNMT Tài nguyên Môi trường
Trafic Tổ chức Traffic
TSD Thương Mại và Phát triển Bền Vững
VPA-FLEGT Hiệp đinh đối tác tự nguyện thực thi luật lâm nghiệp và thương mại lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

 

1        ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu (European Union) và chính phủ Việt Nam đã có những hợp tác sâu rộng và toàn diện thể hiện qua việc ký kết các hiệp định về tự do thương mại (EVFTA) và Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA-FLEGT). EVFTA được chính thực ký kết và có hiệu lực vào ngày 1/8/2020 và VPA-FLEGT vào ngày 1/06/2019. Việc ký kết và thực thi hai Hiệp định này là  dấu mốc quan trọng thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam và Liên minh châu Âu (Trang, Thao, & Ngoc, 2021).

EVFTA và FLEGT VPA là Hiệp định thương mại và là công cụ thể để hỗ trợ cho sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm Lâm nghiệp. Hiệp định VPA-FLEGT nhằm mục đích từng bước ngăn chặn tình trạng buôn bán gỗ và khai thác gỗ bất hợp pháp bằng cách giám sát chuỗi giá trị gỗ xác minh tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ vào thị trường EU và tăng tính minh bạch của ngành Lâm nghiệp (Nessel & Verhaeghe, 2020). FTA hướng đến tăng cường phát triển thương mại giữa hai bên, thông qua việc  loại bỏ thuế nhập khẩu với hầu hết các mặt hàng của hai bên trong danh mục của Hiệp định, Việt Nam và các nước EU cam kết tạo ra một môi trường mở, thuận lợi cho hoạt động của hai bên (ALS, 2021)

EU và Việt Nam đều coi trọng, đặt mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và xã hội. Do vậy, bên cạnh mở rộng và đẩy mạnh tự do thương mại giữa hai bên, Hiệp định EVFTA cũng đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển bền vững, đảm bảo EVFTA không có tác động xấu mà ngược lại sẽ là nền tảng để thúc đẩy bảo vệ môi trường và cải thiện các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội cho người lao động. Xuất phát từ định hướng này, chương 13 về Thương Mại và Phát triển Bền Vững (TSD), một trong những chương đáng chú ý nhất, đã được 2 bên xây dựng và đưa vào trong Hiệp định.

TSD gồm 17 Điều, chia thành 5 nhóm nội dung chính, thúc đẩy phát triển bền vững ở những lĩnh vực khác nhau. TSD hướng tới cải thiện môi trường làm việc và tăng cường bảo vệ môi trường ở mức độ cao, thông qua thúc đẩy thực thi hiệu quả luật pháp trong nước cũng như tăng cường năng lực về giải quyết vấn đề môi trường và xã hội liên quan (Yen, Huong, & Huy, 2017). Với ý nghĩa quan trọng của mình, TSD không những có những tác động quan trọng lên EVFTA mà còn lên hiệp định VPA-FLEGT trong thương mại buôn bán gỗ và các sản phẩm gỗ giữa EU và Việt Nam.

Kể từ Hiệp định bắt đầu có hiệu lực, EU và Việt Nam đã triển khai thực thi các cam kết trong chương TSD nhằm hỗ trợ thực hiện EVFTA và VPA-FLEGT. Mặc dù TSD đã được thực hiện, đến nay không rõ liệu các cam kết trong chương TSD đã được thực hiện như thế nào, các nội dung trong TSD đã được điều chỉnh ra sao để tương thích giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với các cam kết đã nêu ra cũng như cần có những cải thiện nào về chính sách, thể chế để đảm bảo TSD được thực thi một cách minh bạch, đầy đủ, và hiệu quả. Không có đủ nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này, do vậy, một nghiên cứu như vậy sẽ giúp tăng cường hiệu quả của EVFTA và VPA-FLEGT.

2        TỔNG QUAN VỀ TSD

2.1. Tình hình xuất nhập khẩu gỗ và nông, lâm sản của Việt Nam sang EU trước và sau khi có Hiệp định VPA/FLEGT và EVFTA

Theo Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước năm 2021 đạt gần 670 tỉ USD, tăng gần 23% so với năm 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt trên 336 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2020, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam đạt xuất siêu với mức thặng dư khoảng 4 tỉ USD trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu chịu tác động nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid-19.

Nhiều ngành hàng hái quả ngọt từ Hiệp định EVFTA

Kết quả tăng trưởng của xuất khẩu năm 2021 là điểm sáng trong phát triển kinh tế đất nước với sự nỗ lực của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế.”

Cùng với đó là sự nỗ lực của các bộ ngành trong thực thi đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt cơ hội phục hồi từ các thị trường nhập khẩu, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó có thể kể đến Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Theo Bộ Công Thương, sau 1 năm rưỡi thực thi, EVFTA đã đem lại những kết quả tích cực, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại cả châu Âu và Việt Nam.

Riêng năm 2021 thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 63,6 tỉ USD, tăng trưởng 14,8% so với năm 2020. Cụ thể, tổng giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) đạt 45,8 tỉ USD[1], tăng 14,2%; còn EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 17,9 tỉ USD, tăng 16,5% so với năm 2020.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O mẫu EUR.1) đạt khoảng 7,8 tỉ USD, cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của EU theo EVFTA.

Đi vào một số mặt hàng cụ thể, EVFTA đã mở ra cơ hội lớn chưa từng có cho gạo Việt. Nhờ những ưu đãi về thuế quan, xuất khẩu các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao sang thị trường EU được đánh giá cao và cho các kết quả tích cực. Theo kết quả báo cáo bước đầu 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã đạt kỷ lục xuất khẩu gạo lên đến hơn 6 triệu tấn. Trong đó lượng xuất khẩu sang EU cũng rất lớn

Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 đã đạt 53.910 tấn, trị giá 38,07 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 0,8% về lượng, trị giá thu về tăng tới 21,6%. Tỉ trọng gạo thơm trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU cũng đã tăng lên 70% trong 11 tháng năm 2021 so với 64% của cùng kỳ năm 2020.

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản cả năm đạt trên 15,75 tỷ USD, tăng trưởng trên 18% so với năm 2020, vượt kế hoạch đặt ra (14 tỷ USD). Điểm nhấn thành tựu nữa của ngành là xuất siêu cao, ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020. Trong đó: nhóm gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020 (bao gồm: sản phẩm đồ gỗ đạt 10,87 tỷ USD, tăng 14%; gỗ các loại 3,6 tỷ USD, tăng 28%.

Phân tích cụ thể về đồ gỗ xuất khẩu trong năm 2021: đồ gỗ nội thất 9,46 tỷ USD, tăng 7,7%; đồ gỗ xây dựng 461 triệu USD, tăng 17,1%; sản phẩm gỗ khác 941 triệu USD, tăng 172%.

Xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ trong năm đạt 1,1 tỷ USD, tăng 29,5%, gồm: sản phẩm từ mây, tre 841 triệu USD, tăng 38,1%; sản phẩm từ quế, hồi 265,4 triệu USD, tăng 8,1%.

Gỗ và lâm sản Việt Nam được xuất sang trên 140[2] quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 13,98 tỷ USD, chiếm 89,5 % giá trị xuất khẩu lâm sản của cả nước.

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất là vào Hoa Kỳ, đạt tới 9,1 tỷ USD, tăng 21,4 % so với năm 2020. Tại thị trường này, kim ngạch gỗ nguyên liệu 526,7 triệu, tăng 34,4%; sản phẩm gỗ đạt 8,12 tỷ USD, tăng 19,9%, (đồ nội thất 7,77 tỷ USD, tăng 19,9 %, trong đó sản phẩm đồ nội thất nhà bếp 614,8 triệu USD, giảm 2%, sản phẩm gỗ xây dựng 261,9 triệu USD, tăng 27,7 %, sản phẩm gỗ khác 85,9 triệu USD, giảm 2,7%); lâm sản ngoài gỗ 414,7 triệu USD, tăng 56,4 %.

Xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào EU đạt 1,1 tỷ USD, tăng 14,4 % so với năm 2020. Trong đó: gỗ nguyên liệu 13,1 triệu, giảm 22,8%; sản phẩm gỗ 806,4 triệu USD, tăng10,1%; lâm sản ngoài gỗ 256,4 triệu USD, tăng 34,2%. Như vậy mặc dù khó khăn chồng chất khó khăn, với sự mở rộng thị trường và sự cố gắng tập trung cho sản xuất các mặt hành xuất khẩu vào các thị trường chính năm 2021 Việt Nam cũng vẫn là một trong số ít các quốc gia có tăng trưởng dương, đặc biệt ngành gỗ đã có những thành công đáng được trân trọng.

Năm 2022 kết quả thống kê 3 tháng đầu năm và theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU từ Việt Nam? trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt 1,96 triệu tấn, trị giá 6,2 tỷ Euro (tương đương 6,49 triệu USD), giảm 28% về lượng và tăng 15,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Mặc dù lượng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU giảm mạnh, nhưng trị giá tăng mạnh là do giá thành nhập khẩu các sản phẩm nội thất bằng gỗ vào thị trường EU tăng cao. Điều này là do tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina, khiến chi phí nguyên liệu đầu vào và vận chuyển tăng cao tại các thị trường cung cấp, nên giá thành sản phẩm nội thất nhập khẩu vào EU trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh, giá nhập khẩu bình quân đạt 3.180,7 Euro/tấn, tăng 60,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Ba Lan, Trung Quốc và Đức là 3 thị trường chính cung cấp mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ cho EU. Trong 3 tháng đầu năm 2022, ba nước này đã cung cấp 48,1% tổng lượng đồ nội thất bằng gỗ EU nhập khẩu. Đáng chú ý, EU đều tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường này.

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 8 cho EU, lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam tăng trong 3 tháng đầu năm 2022. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam tăng rất mạnh do giá nhập khẩu bình quân từ Việt Nam đạt 4.381,4 Euro/tấn, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 2,3% tổng lượng nhập khẩu của EU, tăng 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Với nhu cầu nhập khẩu lớn, EU là thị trường rất tiềm năng cho mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam, song doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn để thúc đẩy mặt hàng này tới thị trường EU.

Do tác động của đại dịch Covid-19, cộng thêm tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraina khiến chi phí logistics, đặc biệt là cước vận chuyển từ Việt Nam sang châu Âu tăng cao. Ngoài ra ngành hàng này tại thị trường EU cũng phải chịu sức ép cạnh tranh khá lớn do những yêu cầu cao về nguồn gốc, chất lượng, đồng thời phải cạnh tranh với hàng hóa từ các nước khác.

Trong cơ cấu các sản phẩm nội thất bằng gỗ EU nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2022, hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng thấp, Dù Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 13 cho EU 27 nhưng so với nhu cầu thì lượng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn quá thấp mới chỉ chiếm 1,9% tổng lượng nhập khẩu[3] , vì vậy tiềm năng chưa khai thác đối với các mặt hàng này của Việt Nam tại thị trường EU còn khá lớn. Điều này khuyến khích các nhà sản xuất và xuất khẩu đẩy mạnh phát triển sản phẩm sang thị trường EU trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để thúc đẩy ngành hàng này, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam cần phải đầu tư đa dạng về mẫu mã, chất lượng sản phẩm và quy chuẩn sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng tại EU. Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí vận chuyển, cần cải tiến các sản phẩm để dễ dàng đóng gói, xếp, gấp hoặc lồng ghép sản phẩm hợp lý và không tốn diện tích.

Theo báo cáo của Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam cho thấy 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 9 tỷ USD, như vậy 6 tháng đầu năm gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, tuy nhiên cũng theo kết quả khảo sát của Hiệp hội gỗ Việt Nam thì 6 tháng cuối năm của năm 2022 thị trường xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đơn hàng giảm rõ rệt. Kết quả khảo sát tại 52 doanh nghiệp cho thấy đơn hàng cho tại thị trường Châu Âu giảm đến 44,6% và thị trường Anh giảm đến 47,3%[4]. Như vậy tình hình sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam khó có khả năng đạt được như năm 2021. Nguyên nhân có nhiều, ngoài chiến tranh Nga và Ukraina, còn có nguyên nhân gây ra do lạm phát tăng cao tại EU và Anh.

Ngoài gỗ ra thì Cà phê và Cao su cũng là những mặt hàng được hưởng lợi thế từ Hiệp định EVFTA trong khi lượng Cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chiểm đến hơn 50% tổng lượng Cà phê của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài năm 2021 là 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê sang EU trong 11 tháng năm 2021 đạt xấp xỉ 509 nghìn tấn, trị giá 938,72 triệu USD[5], như vậy thị trường EU đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cho phát triển Cà phê của Việt Nam. Và EVFTA có tác dụng tích cực cho sự phát triển, mở rộng thị trường cũng như khả năng phát triển Cà phê của Việt Nam, nơi mà có đến 2,6 triệu người sống và làm việc trong ngành Cà phê mà phần lớn họ là những người dân tộc sống phụ thuộc vào Cây cà phê như vùng Tây nguyên (Gồm 5 tỉnh Kon Tum; Gia Lai; Đắc Lắc; Đắc Nông; Lâm Đồng) và hiện nay Cà phê đã được phát triển ra đến Tây Bắc (Huyện Thuận Châu, Sơn La).

Cao su tự nhiên được sản xuất tại Việt Nam trên một diện tích lên đến hơn 938 nghìn ha (năm 2021) chiếm 7,2% tổng diện tích Cao su được trồng trên toàn cầu; sản lượng lên đến 1,26 triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới chiếm 8,7 % sản lượng của thể giới và năng xuất lên đến 1682kg/ha/năm[6] đứng đầu châu Á. Năm 2021, xuất khẩu của ngành cao su đã cán đích với 3,24 tỷ USD, tăng 36,2% so với năm 2020.  Trong 11 tháng 2021, xuất khẩu cao su sang EU đạt khoảng 100 nghìn tấn, tương đương 175 triệu USD, tăng 33,7% về lượng và tăng mạnh 72,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020[7]

2.2/ Mối quan hệ giữa VPA/FLEGT và EVFTA

  1. a) VPA/FLEGT

Hiệp định VPA/FLEGT là thiết lập khung pháp lý đảm bảo rằng tất cả sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) có nguồn gốc và được sản xuất hợp pháp, với cam kết quản lý rừng bền vững tất cả các loại rừng của hai bên, thông qua việc thiết lập Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS), cùng với cơ chế cấp phép FLEGT, nhằm đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm gỗ có giấy phép FLEGT được phép đi vào thị trường EU.

Hiệp định sẽ góp phần quan trọng vào cuộc chiến chống khai thác gỗ bất hợp pháp đồng thời thúc đẩy thương mại sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng được quản lý rừng bền vững và được khai thác theo quy định pháp luật của quốc gia khai thác.

Phạm vi điều chỉnh của VNTLAS bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam được sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Về nguồn gốc gỗ, VNTLAS đảm bảo tính hợp pháp không chỉ của các nguồn gỗ trong nước mà còn của gỗ nhập khẩu. Các quy định của Hiệp định áp dụng đối với tất cả các đối tượng tại Việt Nam, bao gồm Tổ chức và Hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, chế biến và xuất, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Hiệp định bao gồm các yêu cầu đối với các Tổ chức và Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm khi mua bán gỗ nhằm đảm bảo rằng chỉ có gỗ hợp pháp được đi vào chuỗi cung ứng, kể cả mua bán gỗ trong nước và yêu cầu thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ hợp pháp của gỗ nhập khẩu. Khi được thực thi, Hiệp định sẽ không chỉ đảm bảo rằng tất cả sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang EU là hợp pháp mà còn giúp nâng cao tiêu chuẩn của ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam và thúc đẩy chuỗi cung ứng hợp pháp trong thương mại gỗ quốc tế. Hiệp định cũng cam kết về tính minh bạch và đảm bảo rằng các thông tin chính về ngành lâm nghiệp sẽ được công bố rộng rãi cho công chúng. Cam kết hỗ trợ các bên liên quan tham gia vào quá trình thực thi Hiệp định, đồng thời thể hiện sự đóng góp quan trọng vào việc tăng cường quản trị rừng tại Việt Nam.

  1. b) Hiệp định EVFTA:

Ngoài cam kết giảm thuế cho các sản phẩm xuất nhập khẩu của hai bên theo từng giai đoạn, Hiệp định EVFTA là Hiệp định thế hệ mới nên hai bên cung cam kết ở nhiều khía cạnh về Môi trường, xã hội, lao động, trong đó đặc biệt là chương 13 và hai bên cam kết “Các Bên công nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo việc bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên rừng sẽ mang lại lợi ích cho các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội.

– Nhằm mục đích trên, mỗi Bên sẽ:

(a) khuyến khích thúc đẩy thương mại lâm sản từ những khu rừng được quản lý bền vững và được thu hoạch phù hợp với luật pháp nước sở hữu khu rừng đó; việc này có thể bao gồm sự hoàn tất Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (“FLEGT”);

(b) trao đổi thông tin với Bên kia về các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ từ các khu rừng được quản lý bền vững, và khi thích hợp, hợp tác để phát triển các biện pháp đó;

(c) thông qua các biện pháp nhất quán với luật pháp trong nước và các Hiệp ước quốc tế mà Bên đó là thành viên, nhằm thúc đẩy bảo tồn nguồn tài nguyên rừng và đấu tranh chống lại khai thác và buôn bán gỗ trái phép;

(d) khi thích hợp, trao đổi thông tin với Bên kia về các hành động cải thiện việc thực thi luật lâm nghiệp và hợp tác để tối ưu hóa tác động và bảo đảm sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc tuân thủ các chính sách tương ứng nhằm loại bỏ gỗ và sản phẩm gỗ khai thác trái phép khỏi dòng chảy thương mại;

(e) khi thích hợp, hợp tác với Bên kia ở cấp khu vực và toàn cầu nhằm thúc đẩy bảo tồn và quản lý bền vững các loại rừng.

Như vậy cho thấy rằng Hiệp định EVFTA liên quan chặt chẽ với việc thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT. Các cam kết cụ thể được đề cập tại mục 2.2.

Tại điều 13.8 “Quản lý tài nguyên rừng bền vững và thương mại lâm sản” đã đề cập đến vấn đề thúc đẩy thương mại lâm sản từ những khu rừng được quản lý bền vững và được thu hoạch phù hợp với luật pháp nước sở hữu khu rừng đó; việc này có thể bao gồm sự hoàn tất Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (“FLEGT”). Như vậy giữa Hiệp định EVFTA và Hiệp định VPA/FLEGT có mối quan hệ chặt chẽ trong tiến trình quản lý tài nguyên rừng bền vững và thương mại lâm sản.

2.3. Những qui định và cam kết của TSD trong Hiệp định EVFTA

2.3.1. Cam kết hoàn thiện thể chế

  1. a) Điều khoản về thể chế

Chỉ định đầu mối hành chính chính thống thực hiện Chương 13

Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững (gồm các cán bộ cấp cao của các cơ quan quản lý hành chính);

  1. b) Nhóm tư vấn trong nước (DAG) để tư vấn thực hiện Chương 13:

Là các tổ chức đại diện, bổ nhiệm thành viên tham gia DAG (Hiện Bộ công thương đã có quyết định cho 7 thành viên tham gia)

Số thành viên cân bằng giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường (bao gồm tổ chức người lao động và người sử dụng lao động, doanh nghiệp và các tổ chức môi trường)

  1. c) Hoạt động của DAG: Đệ trình quan điểm hoặc kiến nghị về thực hiện Chương 13; Thảo luận tại diễn đàn, có sự tham dự của các bên có liên quan; Báo cáo của mỗi cuộc họp của diễn đàn chung sẽ được trình lên Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững và sau đó được công bố công khai, diễn đàn chung phải được tổ chức mỗi năm một lần và kết hợp với các cuộc họp của Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững.
  2. d) Cam kết về lao động

Việt Nam cam kết trong thời gian sớm nhất hoàn thành việc thông qua 8 công ước cơ bản của Liên Hiệp Quốc về Lao động. Hiện Việt Nam đã thông qua 7 công ước chỉ còn công ước số 87, Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết việc thông qua công ước này vào năm 2023.

– Các bên cam kết nỗ lực đảm bảo rằng luật pháp và chính sách đưa ra mức bảo vệ cao đối với lĩnh vực xã hội (tức lao động)

– Các bên tái khẳng định cam kết của mình trong việc thực thi nghĩa vụ thành viên ILO đối với Tuyên bố 1998 của ILO về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động

– Nội dung được cho là cốt lõi của cam kết lao động trong EVFTA (Điều 13.4) là việc thực hiện bốn tiêu chuẩn lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO về Những nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động, gồm:

o Tự do liên kết và thương lượng tập thể (Công ước 87 và 98)

o Chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc (Công ước 29 và 105)

o Loại bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ em (Công ước 138 và 182)

o Chấm dứt phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước 100 và 111)

– Hội nghị toàn thể của ILO năm nay bổ sung thêm tiêu chuẩn về an toàn lao động cũng được coi là tiêu chuẩn cơ bản (liên quan Công ước 155 và Công ước 187 – VN đã phê chuẩn cả 2 công ước này)

Cam kết liên quan tới các công ước ILO:

– Các bên “sẽ tiến hành các nỗ lực liên tục và bền vững để hướng tới việc phê chuẩn các công ước cơ bản của ILO” nếu như nước đó chưa phê chuẩn

– Cân nhắc việc phê chuẩn các công ước khác của ILO có tính đến điều kiện bối cảnh trong nước

– Các bên khẳng định việc sẽ nội luật hóa và thực hiện một cách có hiệu quả các công ước ILO mà Bên đó đã phê chuẩn

Mỗi bên cử ra Đầu mối liên lạc

– Hai bên thành lập Ủy ban về Thương mại và Phát triển bền vững, bao gồm một số quan chức từ các cơ quan có liên quan của mỗi Bên. Kết luận của Ủy ban theo nguyên tắc đồng thuận

– Mỗi Bên sẽ tham vấn Nhóm tư vấn trong nước về việc thực hiện Chương 13

– Nhóm tư vấn trong nước sẽ tổ chức diễn đàn 1 lần/1 năm để thảo luận việc thực hiện Chương 13

– Không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định đối với chương Phát triển bền vững (lao động và môi trường)

– Vấn đề có thể đưa ra Hội đồng chuyên gia (Bồi thẩm đoàn)

2.3.2. Những cam kết về môi trường trong chương TSD

  1. a) Cam kết bảo vệ môi trường ở mức độ cao (13.2.2) không được giảm nhẹ hiệu lực BVMT làm ảnh hưởng đến thương mại (13.3.2); không được khuyến khích thương mại bằng việc từ bỏ hoặc giảm nhẹ việc bảo vệ môi trường (13.3.3); không được sử dụng biện pháp bảo vệ môi trường để phân biệt đối xử như một biện pháp bảo hộ thương mại trá hình (13.3.4).

Trên cơ sở các cam kết của Việt Nam tại các Hiệp định FTA trong đó có Hiệp định EVFTA và Hiệp định VPA-FLEGT cũng là điều kiện để Chính phủ Việt Nam đã cam kết một cách mạnh mẽ đưa Việt Nam về Zero Các bon vào năm 2050 tại Cop 26 ở Glasgow UK.

  1. b) Tham vấn là phương thức cơ bản trong hợp tác cũng như giải quyết các bất đồng (được quy định trong hầu hết các quy định nội dung cũng như quy định thủ tục giải quyết bất đồng: 13.5.1, 13.15.4, 13.16)
  2. c) Về biến đổi khí hậu: Hợp tác thực hiện Công ước UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và Hiệp định Paris; nâng cao năng lực chuyển đổi sang nền kinh tế khí thải nhà kính thấp và thích ứng khí hậu (13.6.1)
  3. d) Các bên phải tham vấn về: thực thi và vận hành các cơ chế định giá các-bon; thúc đẩy thị trường các-bon; tăng cường tiết kiệm năng lượng, công nghệ khí thải thấp và năng lượng tái tạo.

đ) Về đa dạng sinh học (13.7)

Nỗ lực tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn gen, thúc đẩy: sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học trao đổi thông tin với Bên kia giảm thiểu việc buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã đề xuất các loại động thực vật mới để đưa vào Tiểu phụ lục I và II của Công ước CITES bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái tự nhiên và nông nghiệp

  1. e) Quản lý rừng và thương mại lâm sản (13.8)

Thúc đẩy thương mại lâm sản từ những khu rừng được quản lý bền vững, trao đổi thông tin với Bên kia về các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ, thúc đẩy bảo tồn nguồn tài nguyên rừng và đấu tranh chống lại khai thác và buôn bán gỗ trái phép, trao đổi thông tin với Bên kia về các hành động cải thiện việc thực thi luật lâm nghiệp, hợp tác thúc đẩy bảo tồn và quản lý bền vững các loại rừng

  1. g) Thương mại và đầu tư hướng đến phát triển bền vững (23.10)

Tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại và đầu tư đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường, thừa nhận các sáng kiến tự nguyện có thể đóng góp vào việc đạt được và duy trì ở mức độ cao việc bảo vệ môi trường và lao động. Minh bạch (13.12) bất kỳ biện pháp nhằm bảo vệ các điều kiện môi trường và lao động có khả năng gây ảnh hưởng đến thương mại phải:

  1. h) Tính minh bạch (Công bố đầy đủ, rõ ràng); Thông báo kịp thời; Tạo cơ hội cho sự tham gia góp ý

3        MỤC TIÊU

3.1       Mục tiêu chung

Đánh giá  tình hình thực hiện các cam kết đã nêu trong TSD và đề xuất các giải pháp để đảm bảo việc triển khai TSD được tiến hành đầy đủ nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện của EVFTA và VPA-FLEGT.

3.2       Mục tiêu cụ thể

Đánh giá tiến độ thực thi các cam kết về TSD trong hiệp định EVFTA

Xác định các khó khăn, trở ngại trong quá trình thực thi TSD trên ba lĩnh vực chính là (i) Cam kết về lao động và môi trường, (ii) Cơ chế thể chế, và (iii) Thủ tục thực thi.

Đề xuất các khuyến nghị về chính sách, giải pháp, cơ chế để tăng cường hiệu quả thực thi của TSD cho 3 nội dung vừa nêu nhằm hướng tới thực hiện hiệu quả EVFTA và VPA-FLEGT.

3.3       Câu hỏi nghiên cứu

  1. Những cam kết nào đã được đề xuất trong TSD liên quan đến về lao động và môi trường, (ii) Cơ chế thể chế, và (iii) Thủ tục thực thi?
  2. Tiến độ thực hiện TSD như thế nào?
  3. Có những thách thức, cản trở nào trong quá trình thực hiện TSD?
  4. Cần làm gì để hạn chế các thách thức này nhằm thúc đẩy TSD được triển khai đầy đủ và hỗ trợ hiệu quả cho FVFTA cũng như VPA-FLEGT.

4         PHƯƠNG PHÁP

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ xem xét STD trong phạm vi ngành Lâm nghiệp không xem xét vào các ngành khác như may mặc, thuỷ sản, lúa gạo, v.v..

– Nội nghiệp: Thu thập thông tin thứ cấp từ các đơn vị quản lý của địa phương, các chính sách hiện hành của Trung ương và địa phương, các báo cáo thường niên của địa phương. Để thu thập các thông tin này, người nghiên cứu sẽ xây dựng các tiêu chí cụ thể cho từng tài liệu được thu thập. Nghiên cứu sử dụng 3 công cụ quan trọng là Google-Search, Google-Scholar, ProQuest để tìm kiếm thông tin. Các báo cáo không thoả mãn tiêu chí đề ra sẽ bị loại bỏ.

– Ngoại nghiệp:

+ Phỏng vấn sâu (5-12 người):

Phỏng vấn với các câu hỏi open-ended các đối tượng khác nhau thuộc các nhóm nhau. Các đối tượng tham gia phỏng vấn cần thoả mãn các tiêu chí sau (i) Có ít nhất 3-5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực VPA-FLEGT và EVFTA, (ii) Có các nghiên cứu liên quan. (cụ thể danh sách phỏng vấn tại phụ lục 1)

  • Nhóm cán bộ nhà nước: Bộ Công Thương, Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, Bộ NN và PTNT, Bộ TNMT, Bộ KHCN
  • Nhóm các nhà Nghiên cứu: Các nhà nghiên cứu trong các viện, các trường Đại học.
  • Nhóm NGOs: Các tổ chức NGOs đang hoạt động liên quan đến EVFTA và VPA-FLEGT.
  • Nhóm doanh nghiệp: Các DN, các Hiệp hội đang hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

+ Đánh giá mức độ quản trị rừng tác giả đã sử dụng google form:

Gửi bảng hỏi đến 50 đối tượng cần tìm hiểu thông tin (danh sách tại phụ lục 2). Đây là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp, có nhiều chuyên gia làm công tác quản lý ngành lâm nghiệp trong nhiều năm, có các chuyên gia chuyên đi đánh giá công tác quản trị rừng tại các địa phương. Mức độ thực thi các nguyên tắc được cho điểm tối đa là 100. Người trả lời cho điểm mức độ thực thi các nguyên tắc theo đánh giá chủ quan và kinh nghiệm của từng người tham gia trả lời các câu hỏi.  Kết quả thu được 20 chuyên gia. Kết quả xử lý được thể hiện mô tả bảng sơ đồ mạng nhện. Người thực hiện bảng hỏi không cần thông báo danh tính, do vậy kết quả hoàn toàn mang tính khách quan.

  • Phân tích và xử lý thông tin

Các thông tin thu thập được từ phỏng vấn sâu sẽ được chuyển đổi thành các tệp tài liệu khác nhau và được xử lý. Phần mềm xử lý số liệu được sử dụng là Excel prof. Những câu hỏi mở được đưa vào nhận xét cho từng khung đánh giá.

5        KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1       Tiến độ thực hiện các cam kết trong TSD

 

5.1.1. Thực hiện các cam kết về hoàn thiện thể chế và môi trường

So sánh các cam kết đã được nhắc đến trong TSD và các điều chỉnh từ phía hệ thống luật pháp Việt Nam.

  • Thực hiện các cam kết hoàn thiện thể chế về lao động

+ Chỉnh phủ và Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một số Công ước cụ thể 8 công ước chủ yếu đã được đưa ra thảo luận và đã thông qua 9/10 công ước

+ Việt Nam đã gia nhập 25[8] công ước của ILO, bao gồm 9 trong tổng số 10 công ước cơ bản liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức. Việt Nam dự kiến nghiên cứu đề xuất gia nhập thêm 15[9] công ước của ILO nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế ở Việt Nam. Theo tiến sỹ tiến sỹ Chang-Hee Lee, giám đốc ILO tại Việt Nam “Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia dẫn đầu trong số các nước ASEAN trong việc thúc đẩy tiêu chuẩn lao động quốc tế”.

+ VN đã phê chuẩn thêm hai công ước cơ bản của ILO là Công ước 98 về Quyền tổ chức và Thương lượng tập thể (năm 2019) và Công ước 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức (năm 2020)

– Đang trong quá trình nghiên cứu trình phê chuẩn Công ước 87 của ILO

– Tham gia thêm 2 công ước kỹ thuật của ILO là Công ước 88 về Tổ chức dịch vụ việc làm và Công ước 159 về Tái thích ứng việc làm cho người khuyết tật (năm 2019)

Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) 2019

– Ban hành 4 nghị định và 3 thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động 2019

– Đang trong quá trình nghiên cứu trình Quốc hội Luật Công đoàn sửa đổi

– Ngày 27/5/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

– Ban hành nhiều chính sách và hướng dẫn về phòng chống lao động cưỡng bức; về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; về các chính sách hỗ trợ người lao động trong đại dịch Covid 19.

Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp làm hang xuất khẩu thực hiện một cách tích cực và có hiệu quả việc tuân thủ các yêu cầu về lao động tại nơi làm việc.

– Tham gia vào các sáng kiến về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thông qua việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử

(Code of Conduct)

– Tham gia vào các chương trình thúc đẩy việc tuân thủ các quy định về lao động, ví dụ như Chương trình Việc làm tốt hơn (Better Work)

Nhà nước: tiếp tục nghiên cứu việc tham gia các công ước quốc tế; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật lao động và nâng cao năng lực thực thi pháp luật lao động; nâng cao năng lực các thiết chế thực thi EVFTA.

– Doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp: tiếp tục thực hiện tốt luật pháp về lao động; tìm hiểu các quy định cụ thể của đối tác, của quốc gia nhập khẩu có liên quan tới lao động để điều chỉnh kịp thời và thích hợp

  • Thực hiện hoàn thiện thể chế về lĩnh vực môi trường

+ Bộ Tài nguyên Môi trường đã xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về xử lý nước thải khu công nghiệp, nước thải bệnh viện, rác thải rắn…

+  Cam kết về Môi trường xây dựng báo cáo lần 2 Baur 2 và nộp lên Liên Hợp Quốc vào năm 2020. Việt Nam cũng đã điều chỉnh NDC cam kết tự nguyện giảm phát thải đến năm 2025 là 7% nếu có sự đóng góp của các tổ Quốc tế Việt Nam cam kết giảm đến 27%, Kế hoạch hành động Quốc gia về Tăng trưởng xanh.

+ Năm 2021 tháng 11 tại Glasgow COP 26 Chính phủ Việt Nam cam kết đưa lượng phát thải cac bon về số không vào năm 2050 (Zero Carbon)

+ Bộ Tài nguyên Môi trường hiện đang chủ trì phối hợp cùng với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật quy định rõ thị trường các bon tại Việt Nam cũng như chuẩn bị báo cáo điều chỉnh NDC cam kết của Việt Nam trong các năm tới.

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các tiêu chuẩn về môi trường cho chăn nuôi, trồng trọt, xử lý rác thải Nông nghiệp. Xây dựng các quy định về xử lý chất thải nhựa từ các vật chứa chất phòng chống sâu bệnh.

+ Bộ NN và PTNT đã triển khai tổ chức việc điều chỉnh một số văn bản pháp luật có liên quan đến VPA/FLEGT cụ thể như nghị định số 156/2020/NĐ-CP, thông tư số 27/2018/TT-NNPTNT, Ban hành kế hoạch phát triển xanh ngành Nông nghiệp, Phát triển Nông thôn.

+ Công tác xây dựng và chuẩn bị xây dựng các văn bản pháp luật cụ thể:

  • Chuẩn bị xây dựng Thông tư hướng dẫn bảo vệ và phát triển rừng thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
  • Chuẩn bị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ
  • Chuẩn bị rà soát điều chỉnh nghị định 102/NĐ-CP Quy định về Hệ thống Đảm bảo gỗ Hợp Pháp
  • Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 10/2/2022 về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy,chữa cháy rừng giai đoạn 2021-2030.
  • Tiêu chuẩn quốc gia đang được xin ý kiến xây dựng và thông qua[10]

+ “Gỗ sấy – xác định độ ẩm và mức chênh lệch độ ẩm tấm gỗ”

+ Sản phẩm đồ gỗ – Phương pháp rút mẫu kiểm tra; Dăm gỗ (Phần 1: Dăm cho sản xuất bột giấy; Phần 2: Dăm cho ván nhân tạo; Phần 3: Dăm cho nguyên liệu đốt.

+ Chế phẩm bảo quản gỗ (1; 2)

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia: Gỗ nhựa composite  –  Phương pháp thử tính chất cơ học và vật lý

+ Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ;

+ Quyết định 344/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

+ Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050;

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025

+ HDKT gieo ươm, trồng, chăm sóc, bảo vệ các loài cây trồng rừng ngập mặn: Dà vôi, Dừa nước, Đước vòi, Tra bồ đề

+ Tiêu chuẩn quốc gia: Chuồng, trại nuôi cá sấu

+ Tiêu chuẩn quốc gia “Mẫu tiêu bản thực vật rừng – Yêu cầu kỹ thuật”

+ Tiêu chuẩn quốc gia “Mẫu tiêu bản thực vật rừng – Yêu cầu kỹ thuật”

+ Tiêu chuẩn quốc gia Phương pháp xác định diện tích rừng bị thiệt hại

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, gồm: Viên nén gỗ – Phần 1: Yêu cầu chung; Viên nén gỗ – Phần 2: Phân hạng

+ Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp đang được xây dựng và xin ý kiến các Bộ ngành và tất cả ai quan tâm.

+ Tiêu chuẩn quốc gia “Phương pháp xác định thể tích thân cây gỗ từ đường kính gốc”

+ Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”

+  Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Keo dán gỗ

+ Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030”

+ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): “Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm gỗ – Phương pháp thử độ bền theo tác nhân sinh học”.

+ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): “ Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm gỗ – Phương pháp thử độ bền theo tác nhân sinh học”.

Như vậy về mặt thể chế mà nói, Việt Nam trong năm 2021 đã từng bước thực hiện các cam kết tại Hiệp định EVFTA, VPA/FLEGT thông qua việc xây dựng mới, điều chỉnh một số văn bản pháp luật có liên quan đến công tác quản trị tốt ngành lâm nghiệp từ khâu chuẩn bị cho đến khâu tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật. Có thể nói Hiệp định EVFTA và Hiệp định VPA/FLEGT đã có vai trò thúc đẩy Việt Nam trong tiến trình hoàn thiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực môi trường, xã hội và lao động.

5.2       Các vấn đề thách thức trong thực thi TSD

  • Thác thức về thể chế

Trong mấy năm vừa qua với nhiệm vụ nội luật hóa các Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU trên cơ sở các cam kết của Nhà nước dẫn đến tình trạng hàng loạt các văn bản pháp luật được ra đời. Riêng năm 2021 và 06 tháng đầu năm 2022 đã có đến 40 các văn bản khác nhau được ban hành từ các văn bản của Thủ tướng Chính phủ các Bộ, ngành và đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Các văn bản pháp luật này thường có hiệu lực ngay sau khi ký, riêng đối với luật cần có 01 năm để hoàn thiện các văn bản hướng dẫn có liên quan như Nghị định, Thông tư các văn bản này có hiệu lực ngay khi ký. Để xây dựng hay điều chỉnh một văn bản luật, hay Nghị định đòi hỏi nhiều thời gian và đầu tư nguồn lực riêng năm 2021 Vụ pháp chế bộ NN và PTNT đã phải tham mưu cho Bộ và Chính phủ ban hành 13 nghị định, 24 thông tư và 02 quyết định, trong khi nguồn lực về con người có kiến thức về luật pháp tại bộ ngành còn thiếu và yếu, mặc dù các bộ đều có Vụ pháp chế với biên chế 15-20 người, một số người tốt nghiệp tại các trường luật, có kiến thức về luật pháp cùng với các chuyên ngành đặc thù chưa có.

  • Thách thức về cơ chế

Các cam kết hai bên rất rộng và các tiêu chí cam kết thực sự chưa rõ ràng dẫn đến cơ chế thực thi gặp khó khăn. Các cơ chế được xây dựng liên quan đến nhiều đơn vị dẫn đến tình trạng sự phối hợp thiếu đồng bộ.

  • Thách thức về nguồn lực, đặc biệt là các DN

Nguồn lực tổ chức triển khai thực hiện thiếu và định mức rất thấp. Cụ thể để xây dựng một văn bản pháp luật như xây dựng dự án Luật cơ quan quản lý chỉ có thể cung cấp cho đơn vị thực hiện 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Xây dựng Nghị định thì chỉ được 40-60 [11]triệu/nghị định, xây dựng thông tư thì chỉ được cấp 30 triệu VNĐ. Như vậy nguồn lực cho xây dựng các dự án văn bản pháp luật rất hạn chế nhất là khả năng hoàn thiện các văn bản để phân loại các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp hiện nay có sự khác biệt rất lớn về mức độ kỹ thuật, công nghệ nguồn vốn… Đặc biệt có sự khác biệt lớn giữu các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI về nguồn vốn, công nghệ, cũng như việc xác định các đối tượng khách hàng. Chính vì lẽ đó theo kết quả khảo sát của Forest Trend đối với 52 doanh nghiệp ở phía Nam cho thấy các doanh nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩn gỗ trong nước 6 tháng cuối năm nay được nhận định là rất khan hiếm đơn hàng, trong khi theo ý kiến phỏng vấn các Hiệp hội cho thấy các doanh nghiệp FDI, do có vốn lớn nên số lượng công nhân không có việc làm bị giảm biên chế rất thấp so với các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam (Đây là thách thức lớn) khi mà Hiệp định EVFTA mở hoàn toàn có ý các chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam.

5.3. Công tác quản trị rừng nhằm thực thi các cam kết

5.3.1. Khái niệm quản trị rừng tốt

Nền quản trị rừng được đánh giá thông qua đánh giá 3 trụ cột đó là: i) Các văn bản liên quan đến thể chế như Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư; ii) các Quy hoạch, kế hoạch;  iii) thực thi, thực hiện và tuân thủ. Đánh giá 3 trụ cột này trên cơ sở 6 nguyên tắc đó là:

1/ Trách nhiệm giải trình: Trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, phổ biến để mọi tầng lớp có thể tiếp cần và hiểu được thông tin một cách cụ thể. Trách nhiệm giải trình hiện đã được quy định trong một số văn bản pháp luật của Nhà nước. Mức độ thực hiện trách nhiệm giải trình được đo bằng việc  lượng thông tin, thời gian thông tin được cung cấp cũng như độ tin cậy của thông tin. Thước đo là số lượng người được tiếp cận thông tin và hiểu rõ thông tin…

2/ Tình hiệu quả: Tác động của chủ thể mạng lại (Như tác dụng của bộ luật được ban hành, hay phương án quy hoạch được ban hành đến cuộc sống của con người), hiệu quả là một khái niệm có thể đo được, được định lượng bằng tỉ số giữa đầu ra hữu ích trên tổng đầu vào.

3/ Hiệu suất: Đó là khả năng làm tốt một việc mà không có lãng phí

4/ Tính công bằng: Mức độ con người, cộng đồng, doanh nghiệp được đối xử trong xã hội trong việc tiếp cận thông tin, nguồn lực…

5/ Sự tham gia: Mức độ, khả năng tham gia của chủ thể đến các vấn đề được quan tâm. Tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, các phương án quy hoạch…

6/ Tính minh bạch: Mức độ thông tin được cung cấp và khả năng tiếp cận thông tin của mọi người dân, cộng đồng, doanh nghiệp…

 

 

1/ Trách nhiệm giải trình

2/ Tính Hiệu quả,

3/ Tính Hiệu suất

4/ Tính Công Bằng

5/ Sự tham gia

6/ Tính minh bạch

 

Nền quản trị được đánh giá thông qua việc củng cố có hiệu quả 3 trụ cột và các trụ cột này được triển khai trên cơ sở thực hiện đầy đủ nhất 6 nguyên tắc cơ bản để tạo nên nền quản trị tốt.

5.3.2. Đánh giá thực trạng quản trị rừng Việt Nam sau khi có EVFTA, VPA/FLEGT

  1. a) Khuôn khổ chính sách, pháp luật, quy định và thể chế

– Các văn bản pháp luật và quy định được ban hành và có hiệu lực:

Đánh giá các mức độ của 3 trụ cột: Riêng đối với nền quản trị rừng thì năm 2021 từ khuôn khổ chính sách (thể chế) Bộ NN và PTNT triển khai xây dựng 03 văn bản quy phạm pháp luật  gồm: 01 Nghị định, 02 Thông tư. Đến nay, 100% các văn bản được xây dựng đảm bảo chất lượng, trình đúng tiến độ theo quy định. Các nghị định và thông tư cụ thể tại phụ lục 2 cụ thể như:

+ Nghị định về một số chính sách đầu tư trong Lâm nghiệp đã được lấy ý kiến từ ngày 12/05-11/07/2022 hiện đang được trình Thủ tướng Chính phủ thông qua.

+ Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT,  29/12/2021 Quy định về phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

+ Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT, ngày 29/12/2021 Quy định về danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (thay thế Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT).

Năm 2022 tiếp tục rà soát điều chỉnh Nghị định 156/NĐ-CP ngày với việc Bộ NN và PTNT thực hiện trước tiên ra Quyết định thành lập tổ công tác xây dựng Nghị định. Tổ công tác hoạt động từ tháng 4 năm 2022 đến nay đã họp được 5 lần, hiện đang chuẩn bị tờ trình lên Chính phủ. Dự thảo Nghị định đã được đưa lên trang Webs của Tổng cục Lâm nghiệp xin ý kiến của tất cả những ai quan tân từ ngày 20/05 đến ngày 30/06/2022.

– Tổng số đề án giao thực hiện năm 2021 là 14 chương trình, đề án, cụ thể tại phụ lục 3

+ Các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý rừng bền vững  và xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia phải kể đến bao gồm: (i) QĐ 327 của TTCP  ngày 10/03/2022 phê duyện Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030.; (ii) Quyết định số 1382/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Ban hành Bộ chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam. Hiện nay Viêt Nam đã xây dựng được môt số chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện chiến lược  phát triển lâm nghiệp VN 2021-2030: (i) khai thác gỗ từ rừng trồng (sản lượng gỗ khai thác từ rừng trông; tỷ lệ sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến); (ii) phát triển rừng (diện tích trồng rừng sản xuất hàng năm; diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng hàng năm; diện tích rừng được khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh; diện tích cây lâm sản); (iii) quản lý rừng bền vững (diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; tỷ lệ  diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững). Tuy nhiên Việt Nam còn thiếu một số chỉ số về: (i) bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học (tỷ lệ diện tích rừng được giao cho chủ quản lý); (ii) diện tích rừng được bảo vệ; (iii) diện tích rừng được giao cho hộ gia đình và cộng đồng; (iv) tỷ lệ giảm các vụ vi phạm pháp luật; trữ lượng rừng.

  • Mức độ tuân thủ các nguyên tắc

+ Đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc khi triển khai xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến lâm nghiệp được thực hiện thông qua phỏng vấn 20 cán bộ viên chức công chức ngành lâm nghiệp giá trị trung bình được thể hiện trên hình 01.

Hình 01

Kết quả cho thấy tính minh bạch được cho là đã đạt 75/100 theo yêu cầu của một nền quản trị tốt; Tình hiệu quả chỉ đạt 68; Hiệu suất còn thất mới chỉ đạt 57/100; Riêng về tính công bằng ngành lâm nghiệp cũng đạt được con số tương đối cụ thể là 66/100. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cũng như các hộ trồng rừng. Riêng sự tham gia đã đạt con số tương đối cao, kết quả phỏng vấn cũng cho thấy trong thời gian vừa qua khi xây dựng các văn bản pháp luật đều có sự tham gia của các đơn vị từ trung ương đến địa phương thông qua các cuộc hội thảo tham vấn, xin ý kiến người có quan tâm (Như việc từ ngày 20/05-30/06 lấy ý kiến về dự thảo điều chỉnh Nghị định số 156/2018/NĐ-CP; hay từ 20/04-30/06 lấy ý kiến cho việc sửa đổi Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT Quy định về các biện pháp lâm sinh…).

Trách nhiệm giải trình được cho là chưa cao, kết quả này cho thấy việc thu thập ý kiến tham gia của mọi thành phần đã được triển khai tuy nhiên kết quả xử lý các kiến nghị này đến mức độ nào chưa được các cơ quan xây dựng các văn bản pháp luật giải trình một cách rõ ràng và thường xuyên. Riêng về tính minh bạch thì việc xây dựng các dự án luật, nghị định, thông tư nói riêng và các văn quy phạm pháp luật nói chung đã có tiến bộ nhất định các văn bản trước khi được ban hành đều đã được xin ý kiến của toàn thể cộng đồng, tuy nhiên sự tham gia của những đối tượng có liên quan còn hạn chế. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp cho thấy, vấn đề xem xét góp ý các văn bản pháp luật chưa được các doanh nghiệp quan tâm, nên khi văn bản ra đời khi đưa vào thực hiện mới thấy vướng măc, cụ thể như tại các mẫu tờ khai hải quan về nguồn gốc hàng hóa (Ý kiến của Hội gỗ và Lâm sản Đồng Nai cụ thể là công ty Tapaco).

Riêng về đánh giá hiệu suất được các cán bộ đánh giá còn thấp, tuy nhiên việc đánh giá này rất khó nên mức độ này mới chỉ là định tính. Cụ thể người thứ 12 (không nêu dõ tên cho rằng “Đã có nhiều văn bản pháp quy được công khai trên các mạng xã hội về quản lý, xây dựng, phát triển và bảo tồn rừng và tài nguyên rừng. Đã có chuyển biến về chủ trương xã hội hóa để người dân tham gia phát triển bảo vệ và hưởng lợi từ rừng” hay “Chủ trương và luật pháp thì Luật lâm nghiệp và các văn bản pháp luật kèm theo đã khá toàn diện và được thi hành tốt nhất từ trước đến nay” “Các hệ thống văn bản pháp luật được Việt nam xây dựng đã có nhiều tiến bộ về sự tham gia của các bên liên quan; Trong những năm gần đây, trách nhiệm giải trình của hệ thống các văn bản có nhiều tiến bộ so với trước đây. Pháp luật tạo ra sự công bằng trong cơ hội giữa mọi công dân. Trên thực tế, xã hội nào cũng luôn tồn tại những nhóm người yếu thế, nhóm người dễ bị tổn thương, công bằng mà pháp luật cố tạo ra chính là sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm đối tượng, do vậy, phải có cơ chế giải trình, kiểm tra, giám sát và đảm bảo minh bạch thông tin. Người dân phải được quyền biết và đóng góp ý kiến vào việc hình thành, cũng như giám sát việc thực thi pháp luật. gần đây các văn bản có quan tâm nhiều đến nhóm người yếu thế như những chủ rừng nhỏ; đã có Quyết định số 536/QĐ-TTg Phê duyệt Nhiệm vụ lập “Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Phương án Quy hoạch đã được xây dựng, Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo đánh giá chất lượng của Phương án Quy hoạch đã thành lập Hội đồng thẩm định số 1611/QĐ-TTg, ngày 13/11/2019 với thành phần Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng thường trực bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phụ trách các vấn đề Lâm nghiệp; Phó chủ tịch là lãnh đạo Vụ Kế hoạch-Bộ NN và PTNT; Các thành viên Hội đồng gồm đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên Môi trường, Công thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Khoa học Công nghệ, Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Quốc phòng, Công an, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ;

  • Đại diện Ban kinh tế Trung ương;
  • Đại diện cơ quan Quốc hội: Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Khoa học và Môi trường, Ủy ban Kinh tế
  • Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp
  • Đại diện: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam; Hội Chủ rừng Việt Nam
  • Các chuyên gia về Lâm nghiệp

Như vậy để xem xét đánh giá phương án Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia đã có sự tham gia đánh giá của hầu hết các ban ngành của Việt Nam. Điều này chứng tỏ mức độ minh bạch và sự tham gia đã được quan tâm và đánh giá cao.

  1. Quy hoạch, kế hoạch
  • Các kế hoạch quy hoạch được xây dựng

+ Năm 2021 Ngành lâm nghiệp đã và đang triển khai việc rà soát Quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến 2050. Phương án Quy hoạch được giao cho Vụ Kế hoạch và Tài Chính làm chủ trì có sự tham gia tư vấn của một đơn vị Quy hoạch trực thuộc Bộ NN và PTNT (Viện Điều tra Quy hoạch rừng). Phương án Quy hoạch đã hoàn thành hiện đang xin ý kiến của các đơn vị và Chính phủ cũng đã thành lập hội đồng đánh giá.

  • Đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc quản trị rừng

Đánh giá nền quản trị rừng tốt cũng trên cơ sở xem xét quá trình triển khai xây dựng phương án quy hoạch trên 6 nguyên tắc cơ bản. Kết quả phỏng vấn cũng được thể hiện tại hình 02.

Hình 02.

 

Kết quả này chỉ ra rằng các nguyên tắc được thực hiện tương đối nghiêm chỉnh số liệu dao động từ 58 đến 70. Cụ thể tính minh bạch có điểm cao nhất lên đến 70 điểm; và tránh nhiệm giải trình và sự công bằng đạt số điểm 69, thấp nhất là sự tham gia của các bên liên quan đến các phương án quy hoạch và kế hoạch chỉ đạt 58/100 điểm. Các kế hoạch thường không được công bố rộng rãi, nên có tình trạng mua bán đất đai nằm trong quy hoạch gây rối trật tự án minh các địa phương./.

  1. Thực thi, thực hiện và sự tuân thủ .
  • Các hoạt động đã và đang thực hiện

Công tác thực thi, thực hiện và tuân thu năm 2021 cụ thể như sau:

+ Năm 2021, số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại cơ bản đều giảm so với năm 2020, cụ thể:

*  Phá rừng: Đã phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, giảm 411 vụ, tương ứng giảm 13% so với cùng kỳ; diện tích thiệt hại 852 ha, giảm 6% (56 ha) so với cùng kỳ.

* Cháy rừng: đã phát hiện 196 vụ, giảm 5 vụ tương ứng giảm 2% so với cùng kỳ; diện tích thiệt hại 1.229 ha, tăng 527 ha tương ứng 75% so với cùng kỳ.

* Nguyên nhân diện tích thiệt hại do cháy rừng tăng là do dịch bệnh COVID phức tạp tại một số tỉnh nên khi cháy rừng xảy ra không huy động lực lượng chữa cháy được mà phải thực hiện giãn cách xã hội tại các tỉnh như: Thừa Thiên Huế, Gia Lai,..) dẫn đến diện tích cháy rừng bị thiệt hại do cháy tăng cao.

Như vậy công tác thực thi thực hiện và tuân thủ luật lâm nghiệp đã từng bước được cải thiện khi số vụ phá rừng và cháy rừng đã giảm về số vụ cũng như về diện tích.

  • Đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc

Mặc dù công tác thực thi thực hiện và tuân thủ đã có bước tiến nhưng so với các trụ cột khác thì nền quản trị rừng tại Việt Nam vẫn là khâu yếu nhất. Cụ thể tại hình 03 cho thấy điều này:

Hình 3: Kết quả trung bình điểm phỏng vấn 20 cán bộ chủ chốt ngành lâm nghiệp

Về phần thực thi các hoạt động quản trị rừng thì tính cân bằng được yêu cầu hơn cả nên bước đầu đạt được kết quả 66-67 các hoạt động được cho là công bằng, vấn đề sự tham gia và Trách nhiệm giải trình có cao hơn một chút. Nhìn chung so sánh cả 3 trụ cột thì những người phỏng vấn cho rằng khâu yếu nhất trong quản trị rừng vẫn là khẩu thực thi và tuân thủ. Ý kiến cụ thể của các chuyên gia cho rằng “Tính minh bạch của việc thực thi thông qua sự giám sát trong lĩnh vực lâm nghiệp, ở đây chỉ được kiểm lâm là người giám sát chủ yếu nhưng lực lượng kiểm lâm mỏng nên sự giám sát chưa được đầy đủ nên mới có 66 điểm số người tham gia đồng ý với nội dung này. Trách nhiệm giải trình của mức độ thực thi, thực hiện và sự tuân thủ các hoạt động liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp trong năm qua có nhiều tiến bộ trong việc giải trình khi xây dựng các thông tư, nghị định dưới luật giảm bớt các thủ tục cho người dân trong khai thác, vận chuyển, thứ hai tiến bộ trong việc xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong tập thể, thấy rõ đâu là việc phải làm và phải giải trình chịu trách nhiệm và không thể quy kết cho cả tập thể, thứ ba về trình độ dân trí được xem là điều kiện cho việc thiết lập trách nhiệm giải trình, trình độ của cán bộ ngày một nâng cao, về sự tham gia của người dân cụ thể với khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng lợi” tạo điều kiện cho người dân tham gia và tiếng nói của họ vào các quyết định ra chính sách và quản lý v.v.. chính vì vậy điểm trung bình các chuyên gia đưa ra là 67 điểm.

6        THẢO LUẬN

Thảo luận về các phát hiện đã được nêu ra trong phần kết quả, nội dung trọng tâm sẽ tập trung thảo luận về trong mối tương quan với tình hình khu vực.

  1. Cơ chế thể chế

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã triển khai xây dựng và phê duyệt hàng loạt các văn bản pháp lý để triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và Hiệp định EVFTA. Riêng Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã đưa một số ngành hàng trong đó có nhiều mặt hàng (89% các mặt hàng Nồng nghiệp) về thuế xuất bằng không góp phần, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thông qua việc tận dụng lợi thế này trong hai năm 2020, 2021 mặc dù trong bối cảnh COVID lan rộng trên phạm vi toàn cầu, nhiều quốc gia (Đặc biệt các nước đang phát triển) đứng trước nguy cơ suy thoái nền kinh tế thì nền kinh tế Việt Nam vẫn đững vững, với tổng khối lượng xuất nhập khẩu lên đến 670 tỷ USD trong đó ngành gỗ chiếm 15,75 tỷ USD đóng góp một phần không nhỏ cho tăng trưởng của nền kinh tế. Điều đặc biệt hơn là ngành gỗ là ngành tạo ra giá trị thặng dư lớn lên đến gần 13 tỷ USD góp phần cho Việt Nam có giá trị thặng dư năm 2021 hơn 4 tỷ USD.

  1. Thủ tục thực thi

Kết quả khảo sát tại 5 doanh nghiệp thuộc 5 Hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định và các tỉnh phía bắc cho thấy: Hiện nay các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng để xuất khẩu sản phẩm ra các nước EU, đều có ý kiến chung cho rằng các tiêu chí, quy định đều do khách hàng quy định cụ thể về các tiêu chuẩn Môi trường, Xã hội, Người lao động quy định. Các đơn hàng luôn đi kèm theo các điều kiện cụ thể đảm bảo môi trường, xã hội cụ thể môi trường theo các tiêu chuẩn quy định của EU, các nhà mua hàng châu Âu đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc gỗ, có những lô hàng được đặt với các tiêu chuẩn như loài cây, nguồn gốc gỗ, và buộc gỗ nguyên liệu phải rõ nguồn gốc và chứng chỉ rừng thông thường là chững chỉ FSC. Các doanh nghiệp Việt Nam mốn có đơn hàng xuất khẩu và xuất nhập khẩu có uy tín đều phải xác định được nguồn gốc gỗ hợp pháp, hiện nay có đến 70% nguồn nguyên liệu gỗ có nguồn gốc trong nước, như gỗ Keo, gỗ Cao Su, gỗ Bạch Đàn. Công tác thức hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát gỗ nhập khẩu gặp không ít khó khăn đó là xác định các loài nằm trong danh mục các loài cần được bảo tồn trong tiến trình thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản trong đo có các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ. Hiện Bộ NN và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư số 21/2022/TT-BNNPTNT yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước (Chi cục Kiểm Lâm cấp tỉnh) triển khai phân loại các doanh nghiệp theo 3 mức độ, tuy nhiên việc triển khai chậm, Cụ thể tại Đồng Nai mới phân loại được 46 doanh nghiệp loại I; Bình dương mới được 5 doanh nghiệp, có tỉnh hiện chưa thực hiện. Lý do việc triển khai chậm do i) Phân loại doanh nghiệp chưa được các đơn vị Hải quan đưa vào thực hiện, ii) Các đơn vị từ trước đến nay công tác lưu giữ hồ sơ chưa được quan tâm nên giấy tờ liên quan đến phân loại doanh nghiệp còn thiếu, mặc dù thực tế một số doanh nghiệp tuân thủ tốt các yêu cầu của Nhà nước. Đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ thì việc đảm bảo đứng vào nhóm I rất khó khăn.

  1. Cam kết về lao động và môi trường

Kết quả khảo sát 6 doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu (danh sách đính kèm) đã khẳng định các doanh nghiệp có các mặt hàng xuất khẩu sang EU đã hoàn thành công tác giám sát người lao động đảm bảo để người lao động thực hiện tuân thủ các quy định trong luật lao động Việt Nam (Một bộ luật cũng được xây dựng trên nền tảng của các công ước do ILO quy định). Người lao động trong các doanh nghiệp chế biến có gần 50% người lao động là nữ, nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ người dân tộc cao (trên 70%). Ngoài các cam kết được yêu cầu ghi nhận trong Hiệp định thì người mua hàng EU đã yêu cầu các doanh nghiệp thực thi đầy đủ các yêu cầu riêng về môi trường, xã hội, nguyên liệu… Vấn đề giám sát cũng được các doanh nghiệp nhập khẩu EU tổ chức tương đối nghiêm ngặt, các doanh nghiệp này đã tổ chức các đơn vị giám sát độc lập thực hiện (vấn đề tùy thuộc vào khối lượng hợp đồng), nếu khối lượng sản phẩm lớn, các doanh nghiệp yêu cầu 1.2 lần đơn vị độc lập đến giám sát thực hiện tại công ty từ các văn bản cho đến thực tế tại phân xưởng (Ý kiến các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu EU).

  1. Những khó khăn thách thức

+ Các cam kết của ngành gỗ trong EVFTA là thực hiện đầy đủ Hiệp định VPA/FLEGT, tuy nhiên hiện nay Hiệp định VPA/FLEGT đang trong quá trình chuẩn bị cho thực thi, nên các doanh nghiệp vẫn chưa được hưởng lợi từ Hiệp định VPA/FLEGT, tuy nhiên các doanh nghiệp đã nắm bắt được thông tin thông qua công tác tuyên truyền, hội thảo hội nghị do các cơ quan quản lý Nhà nước như Tổng cục Lâm nghiệp/Cục Kiểm lâm, các Hội, Hiệp hội và các tổ chức Quốc tế như GIZ; Trafic; Forest Trend các tổ chức phi chính phủ trong ước… đã chuyển tải thông tin về nội dung của các Hiệp định đến các Hội viên (Kết quả phỏng vấn các Hiệp hội và các doanh nghiệp thuộc các Hiệp hội). Riêng các doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình chế biến các sản phẩm như lâm sản ngoài gỗ, nguyên liệu gỗ rừng trồng hiện nay còn nhiều hộ gia đình chưa nắm rõ được nội dung Hiệp định, ngay cả Hiệp định VPA/FLEGT mà các nội dung liên quan trực tiếp đến các hộ gia đình (Đặc biệt các hộ trồng rừng).

+ Nghị định số 102/2020/NĐ-CP Quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp chưa bao quát được toàn bộ nội dung của Hiệp định VPA/FLEGT nên đã được lên kế hoạch điều chỉnh, điều này dẫn đến sự chậm trễ trong việc thực hiện VPA/FLEGT.

+ Hệ thống cơ sở dữ liệu hạ tầng số chưa phát triển nên việc phân loại doanh nghiệp và kiểm tra, thẩm định kết quả phân loại cũng gặp không ít khó khăn, việc chỉ giao cho các Chi cục Kiểm lâm thực hiện gây nên tình trạng quá tải của lực lượng Kiểm lâm địa phương.

7        KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1       Kết luận

Năm 2021 và 2020 Ngành gỗ Việt Nam đã có những phát triển đột phá, công tác hoàn thiện cơ sở phát lý cho sự phát triển ngành đã được các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm. Hàng loạt các Nghị định, Thông tư, chiến lược, kế hoạch, đã được xây dựng, dần từng bước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Nông, Lâm sản quốc tế.

Thông qua việc triển khai chuẩn bị cho việc thực hiện VPA/FLEGT các cơ quan quản lý nhà nước dần từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm nâng cao khả năng quản trị rừng cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong tương lai (VPA/FLEGT như là động lực trong công cuộc cải thiện tình trạng quản trị rừng theo hướng phát triển bền vững- Quản trị tốt).

Trong những năm vừa qua công tác quản trị rừng theo hướng quản trị tốt ở Việt Nam cũng đạt được những tiến độ nhất định, kết quả phỏng vấn các nhà quản lý cho thấy công tác xây dựng văn bản pháp luật, các phương án quy hoạch những cán bộ xây dựng đã hiểu rõ và từng bước thực hiện công tác giải trình, các văn bản trước khi được ban hành cũng đã được thông báo, công bố xin ý kiến của các tầng lớp người dân, những người quan tâm.

Các ý kiến cho rằng các văn bản pháp luật, các phương án quy hoạch cũng đã quan tâm và đạt đến mức trên trung bình (Trên 60 điểm về mức độ công bằng và minh bạch).

Các ý kiến đánh giá cũng thể hiện rõ vấn đề cần quan tâm hơn cả là hiệu xuất, hiệu quả của các văn bản, kết quả ban đầu mới chỉ là kết quả khảo sát, bởi đánh giá hiệu quả, hiệu suất của các văn bản pháp luật và phương án quy hoạch là vấn đề không dễ, do vậy kết quả chưa chắc đã phản ảnh đúng với thực tế.

Trụ cột thứ 3 của quản trị rừng tốt được đánh giá tương đối tốt giá trị trung bình cho điểm đánh giá các nguyên tắc cho thấy không có sự chênh lệch nhiều. Do vậy vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu, khảo sát tại các đơn vị thực hiện thực thi hơn là các nhà quản lý (Đây là điểm yếu của báo cáo này).

7.2       Kiến nghị (cần chỉ rõ đối tượng kiến nghị, tức là làm rõ kiến nghị với ai cho từng nội dung cụ thể)

Các kết quả khảo sát cho thấy, thông qua việc thực thi các văn bản pháp luật, các chính sách và phương án quy hoạch cho thấy còn một số bất cập nên đề nghị một số vấn đề cụ thể sau:

  1. Thực hiện thông tư số 21/2022/ còn nhiều vướng mắc, do yêu cầu các văn bản làm chứng cứ nhiều và công tác lưu giữ các văn bản này đến nay chưa được làm tốt tại các doanh nghiệp do vậy cần có sự “trễ” của các văn bản để các doanh nghiệp có thể tham gia đồng loạt trên phạm vi toàn quốc.
  2. Phương án quy hoạch trước đây dẫn đến tình trạng chồng lấn đất đai giữa các loại đất loại rừng gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi được giao đất (đặc biệt là đất trồng rừng tại khu vực miền núi), nơi có đồng bao dân tộc sinh sống và sử dụng đất truyền thống trước đây nhưng trong quy hoạch không rõ ràng (thiếu sự minh bạch, chưa có sự tham gia của người dân) dẫn đến tình trạng khiếu kiện như hiện nay trong lĩnh vực đất đai (nhất là đất lâm nghiệp)
  3. Kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy 6 tháng cuối năm đơn hàng giảm, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh hạn hẹp đang có nguy cơ dừng sản xuất và phá sản, do vậy đề nghị Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp này qua được những thời điểm khó khăn, các doanh nghiệp lớn đã nhận diện được vấn đề do các doanh nghiệp này có vốn lớn nên việc đầu tư lâu dài nên vẫn duy trì được sản xuất (nhưng rất cầm chừng). Kết quả cuộc họp giao ban ngành gỗ ngày 28/08/2022 vừa qua đã kiến nghị Chính phủ cho giảm lãi xuất vay ngân hàng thêm 2%.

Tài liệu tham Khảo

 

ALS. (2021). Hiệp định tự do thương mại EVFTA là gì? Retrieved from https://als.com.vn/hiep-dinh-tu-do-thuong-mai-evfta-la-gi

Nessel, C., & Verhaeghe, E. (2020). Unfolding the European Commission’s storytelling on ethical trade relations with Vietnam. CEVIPOL Working Papers, 2(2), 2-32.

Trang, H. T., Thao, P. T., & Ngoc, N. B. (2021). Hoàn thiện pháp luật việt nam về lao động phù hợp với hiệp định thương mại tự do Việt nam – Eu. In Working paper series (Vol. 2). Ha Noi.

Yen, N. H., Huong, N. T. Q., & Huy, H. X. (2017). Các cam kết phát triển bền vững trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Retrieved from http://vem.tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item

https://nld.com.vn/kinh-te/xuat-khau-sang-eu-tang-manh-nho-cao-toc-evfta-20220130135343777.htm

https://vneconomy.vn/xuat-khau-nganh-go-va-lam-san-se-lap-ky-luc-15-6-ty-usd.htm

Báo cáo Thực trạng sản xuất và xuất khẩu của 52 doanh nghiệp tại Khu vực TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, ngày 28 tháng 07 năm 2022 tại Đồng Nai.

https://vneconomy.vn/xuat-khau-nganh-cao-su-len-toi-9-5-ty-usd-nhung-doi-mat-nhieu-thach-thuc.htm

https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-du-kien-phe-chuan-them-15-cong-uoc-cua-ilo-trong-10-nam-toi/714002.vnp

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-338-2016-TT-BTC-lap-du-toan-kinh-phi-ngan-sach-xay-dung-van-ban-quy-pham-phap-luat-316082.aspx#:~:text=c%E1%BB%A7a%20v%C4%83n%20b%E1%BA%A3n.-,Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20338%2F2016%2FTT%2DBTC%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20l%E1%BA%ADp,ng%C3%A0y%2015%2F02%2F2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 01: Đặc điểm người tham gia phỏng vấn

 

TT Người Giới tính Chức vụ Cơ quan
1 VCCI      
  Trần Thị Lan Anh Nữ VCCI Trung tâm Giới sử dụng lao động/VCCI
  Trần Thị Hồng Liên Nữ PGĐ Trung tâm Giới sử dụng lao động/VCCI
  Trần thị Hồng Nga Nữ Trưởng ban Ban HTQT-VCCI
2 CÔNG ĐOÀN      
  Phạm Thị Thu Lan Nữ P. V/trưởng Viện Công nhân – Công đoàn
  Lê Đình Quảng Nam T/Ban Ban Chính sách Liên đoàn Lao động VN
3 TNMT MONRE      
  Nguyễn Văn Thi Nam C/viên Vụ pháp chế/MONRE
4 MARD      
  Đinh Thị Thanh Huyền Nữ P. T/p ICD MARD
  Lê Thanh Hòa Nam Cục phó Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản/MARD
  Nguyễn Thuỳ Linh Nữ C/viên ICD MARD
5 TBXH      
  Phạm Mạnh Cường Nam V/trưởng Vụ HTQT/MOLISA
  Nguyễn Thị Chung Nữ C/viên Vụ HTQT/MOLISA
6 MoIT      
  Ngô Chung Khanh Nam Phó Vụ trưởng Vụ CSTMĐB, Bộ Công Thương
  Nguyễn Sơn Trà Nữ Trưởng Phòng Phòng WTO và Đàm phán thương mại, Vụ CSTMĐB, Bộ Công Thương
  Lê Huyền Nga Nữ Chuyên viên Phòng WTO và Đàm phán thương mại, Vụ CSTMĐB, Bộ Công Thương
7 VNFOREST      
  Trần Hiếu Minh Nam V/phó Vụ KHCN và HTQT/VNFOREST
  Lưu Tiến Đạt Nữ C/viên Vụ KHCN và HTQT/VNFOREST
8 DOANH NGHIỆP      
  Hoàng Thị Hồng Nữ C/viên Công ty Hạnh Phúc
  Trần Văn Thành Nam Công ty Kiên Phúc
  Công Ty iTwood      
  Công Ty Cẩm Hà Nam GĐ Kỹ thuật  
9 HIỆP HỘI      
9.1 HIỆP HỘI HAWA      
  Nguyễn Hoài Bảo Nam   Ủy viên thường vụ BCH Hội
  Hồ Thị Tuyết Nữ   Chuyên viên văn phòng
9.2 HIỆP HỘI BIFA      
  Tuấn Anh Nam   P. Chánh văn phòng
  Văn Sơn Hoa Như Nữ   P. Chánh văn phòng
9.3 HIỆP HỘI DOWA      
  Phạm Ngọc Lan Ngân Nữ   Tapaco
  Chị Ngọc Nữ   Thư ký văn phòng
  Hoài Nữ   chánh văn phòng
9.4 HIỆP HỘI FPA      
  Lê Huy Nam P. CT Tổng Thư ký
  Nguyễn Quang Huy Nam Công ty Phú Tài
9.5 HIỆP HỘI VIFOREST      
  Cao Thị Cẩm Nữ   Văn phòng
  Thanh Nam   Chánh Văn Phòng
9.6 CHI CỤC KIỂM LÂM      
  Ngô Văn Vinh Nam   Chi cục trưởng KL Đồng Nai
  Vũ Văn Tú Nam   Đội phó đội kiểm lâm cơ động
  Đỗ Trường Sơn Nam   Chuyên viên Kiểm lâm
  Đặng Trần Quang Nam   Chuyên viên Kiểm lâm
  Trần Đức Cường Nam   Đội trưởng đội kiểm lâm cơ động
         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 02: Danh sách người được gửi bảng hỏi qua Google Form

 

TT Họ tên Email  
1 Nguyễn Hữu Dung huudzung@gmail.com  
2 Đỗ Xuân Lân doxuanlan.khcn@gmail.com  
3 Nguyễn Tiến Hải N.TienHai@cgiar.org  
4 Nguyễn Quang Tân tan@recoftc.org  
5 Triệu Văn Hùng trieuvanhungln@gmail.com  
6 Hoàng Liên Sơn hlson2000fsiv@gmail.com  
7 Trần Lâm Đồng dong.tran@vafs.gov.vn  
8 Vũ Tấn Phương phuong.vt@vafs.gov.vn  
9 Nguyễn Văn Hạnh    
10 Nguyễn Quốc Dựng dungfipi@gmail.com  
11 Bùi thế Đồi buithedoi@gmail.com  
12 Trường ĐHLN    
13 Quân ĐHTN    
14 Vũ Xuân Thôn vuthon@gmail.com  
15 Hồ Mạnh Tường tuongfipi@gmail.com  
16 Trần Lê Huy Bình Định tranlehuy50@gmail.com  
17 Trương Quang Hoàng Huế hoangtq@crdvietnam.org  
18 Nguyễn Đình Hùng dinhhung28@yahoo.com  
19 Chị Liên Lung duongtlien@gmail.com  
20 Đinh văn Đề dinhvandefipi@yahoo.com.vn  
21 Huy Dũng huydungfipi@gmail.com  
22 Bảo Huy baohuy.frem@gmail.com  
23 Hồ Văn Cử h.vancu@tft-earth.org  
24 Hà Thị Mừng munght.ln@gmail.com  
25 Phan Trọng Thịnh thinhwetland.phamtrong@gmail.com  
26 Đặng Thịnh Triều thinhtrieu@hotmail.com  
27 Tô Kim Liên lientk@ced.edu.vn  
28 Ngô Sỹ Hoài ngosyhoai89@yahoo.com  
29 Trần Ngọc Thanh Đăk Lắc  
30 Lý Minh Hải hai.lythiminh@recoftc.org  
31 Đào Minh Châu daochau27@gmail.com  
32 Tăng xuân Phương xuanphuongkl@gmail.com  
33 Vũ Lê Y Woan voanvnfu@yahoo.com  
34 Nguyễn Văn Sơn vansonfipi@gmail.com <vansonfipi@gmail.com>;  
35 Hồ Lê Khanh khanhhl@crdvietnam.org  
       
Zalo      
36 Lê Công Uẩn Chuyên gia FAO leconguan@gmail.com
37 Nguyễn Duy Trọng trongnd.ln@mard.gov.vn Vụ Pháp chế thanh tra TCLN
38 Nguyễn Thái thainguyen19bql@gmail.com Kiểm Lâm
39 Lê Hoàng Anh lehoanganh06@gmail.com Vụ KHCN và MT MARD
40 Nguyễn Văn Sản san.nguyenvan@wwf.org.vn Free consultant
41 Cao Thị Cẩm caocamhp@gmail.com Hiệp hội gỗ
42 Nguyễn Huy Thắng thangfipi@gmail.com FREC/FIPI
43 Đoàn Minh Tuấn tuandm.ttra@mard.gov.vn Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra TCLN
44 Phí Hồng Hải   Vp Viện KHLN
45 Ngô Huy Toàn ngohuytoan@gmail.com Chuyên gia tư vấn LN
46 Lê Văn Bách levanbachln@gmail.com Nguyên vụ trường
47 Trần Mạnh Long tmlong@kiemlam.org.vn Trưởng phòng Cục Kiểm Lâm
48 Lê Thị Lộc loc.le@giz.de GIZ
49 Đinh Đức Thuận thuanthau53@gmail.com Hội Chủ rừng VN
50 Đoàn Tiến Vinh vinhdt.ln@mard.gov.vn Pháp chế TCLN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 03: Văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến lâm nghiệp đã xây dựng năm 2021

 

TT Tên văn bản Tiến độ xây dựng văn bản
1 Nghị định về một số chính sách đầu tư trong Lâm nghiệp  Đã trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định tại Tờ trình số 6859/TTr-BNN-TCLN ngày 22/10/2021
2 Thông tư quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Ngày 29/12/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT
3 Thông tư quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính (thay thế Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT) Ngày 29 tháng 12 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT

 

 

 

Phụ lục 04: Các Chương trình, Đề án thực hiện năm 2021 lĩnh vực Lâm nghiệp

 

TT Tên đề án Kết quả/Tiến độ Ghi chú
I Xây dựng các chương trình, đề án, dự án    
1 Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại QĐ số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021  
2 Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021- 2030”. Thủ tướng đã phê duyệt tại QĐ số 1662/QĐ-TTg ngày 04/10/2021  
3 Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 Thủ tướng đã phê duyệt tại QĐ số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021  
4 Đề án thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển dược liệu Đã trình Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 8784/BNN-TCLN ngày 15/12/2020.  
6 Đề án Phát triển bền vững cây Mắc Ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 QĐ Số: 344/QĐ-TTg.   ngày 15 tháng 3 năm 2022  

Bổ sung thêm

7 Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 – Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư (Nghị quyết 84/NQ-CP, ngày 05/8/2021).  
8 Xây dựng Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng thẩm định, phê duyệt quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia  
9 Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR giai đoạn 2021-2030 Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 10/2/2022  
10 Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ bền vững giai đoạn 2021 – 2030 Quyết định 327 QĐ-TTg ngày 10 3/2022  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 05: Đề án trong lĩnh vực lâm nghiệp được thực hiện năm 2022

 

TT Tên đề án Kết quả Trạng thái
1 Đề án Phát triển giống cây lâm nghiệp Không thực hiện Đã được chấp thuận tại Văn bản số 7131/VPCP-NN ngày 04/10/2021
2 Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2021 – 2030 Không thực hiện Đã được chấp thuận tại Văn bản số 7131/VPCP-NN ngày 04/10/2021
3 Đề án KKR toàn quốc Không thực hiện Đã được chấp thuận tại Văn bản số 7631/VPCP-NN ngày 20/10/2021
4 Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất ngành lâm nghiệp Không thực hiện Đã được LĐ Bộ chấp thuận tại Bút phê Văn bản số 1484/TCLN-VP ngày 19/10/2021.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 06: Hệ thống bảng hỏi Quản trị rừng

 

Trụ cột 1: Luật, Nghị định, Thông tư các văn bản pháp luật

1/ Anh hay chị đánh giá thế nào về

a/ Tình minh bạch

b/ Hiệu quả

c/ Hiệu xuất

d/ Sự tham gia

đ/ Trách nhiệm giải trình

e/ Sự công bằng

Trụ cột 2: Kế hoạch, Quy hoạch

a/ Tình minh bạch

b/ Hiệu quả

c/ Hiệu xuất

d/ Sự tham gia

đ/ Trách nhiệm giải trình

e/ Sự công bằng

Trụ cột 3: Thực thi, thực hiện và sự tuân thủ

a/ Tình minh bạch

b/ Hiệu quả

c/ Hiệu xuất

d/ Sự tham gia

đ/ Trách nhiệm giải trình

e/ Sự công bằng

 

 

 

 

Phụ lục 07: Quyết định do Ngành NN và PTNT Ban hành phục vụ cho Quản trị rừng

 

TT Số hiệu Ngày ban hành Trích yếu Hiệu lực
  Nghị định      
  7/2021/NĐ-CP 25/03/2021 Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp 15/05/2021
  7/2022/NĐ-CP 10/01/2022 Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi  
  35/2019/NĐ-CP 25/04/2022 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp  
  45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường  
  08/2022/NĐ-CP 10/01/2022 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường  
  06/2022/NĐ-CP 07/01/2022 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn  
  03/2022/NĐ-CP 06/01/2022 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều  
  11/2022/NĐ-CP 15/01/2022 Nghị định 11/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 103/2020/NĐ-CP về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu để hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len  
  Thông Tư      
  21/2021/TT-BNNPTNT 29/12/2021 Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ 01/05/2022
  09/2011/TT-BNV 03/06/2011 Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ quy định về thời gian bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong các hoạt động của các cơ quan, tổ chức  
  Quyết định      
1 809/QĐ-TTg 12/07/2022 Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định Phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025
2 197/QĐ-TCLN-ĐDPH 04/07/2022 Quyết định số 197/QĐ-TCLN-ĐDPH ngày 04/7/2022 của Tổng cục Lâm nghiệp ban hành Quy trình sử dụng bộ công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra (SMART) tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ
3 14/2022/QĐ-TTG 25/05/2022 Quy định thí điểm về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An tại các Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 2
4 1382/QĐ-BNN-TCLN 15/04/2022 Quyết định số 1382/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Ban hành Bộ chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 15/04/2022
5 413/QĐ-TTg 31/03/2022 Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020”
6 344/QĐ-TTg 15/03/2022 Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
7 327/QĐ-TTg 10/03/2022 Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 Phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030
8 177/QĐ-TTg 10/02/2022 Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 10/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021 – 2030
9 150/QĐ-TTg 28/01/2022 Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
10 366/QĐ-BNN-TCLN 20/01/2022 Quyết định 366/QĐ-BNN-TCLN ngày 20/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố hết hiệu lực thi hành đối với Quyết định định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/5/2014 và Quyết định số 957/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
11 243/QĐ-TCLN-KH&HTQT 01/11/2021 Quyết định số 243/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 01/11/2021 về Công nhận tiến bộ kỹ thuật “Kỹ thuật nhân giống Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) từ hạt” 01/11/2021
12 244/QĐ-TCLN-KH&HTQT 01/11/2021 Quyết định số 244/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 01/11/2021 Công nhận tiến bộ kỹ thuật “Kỹ thuật nhân giống cây Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch.-Ham.) từ hạt” 01/11/2021
13 187/QĐ-TCLN-KH&HTQT 15/07/2021 Quyết định số 187/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 15/7/2021 về chỉ định tổ chức thử nghiệm của Tổng cục Lâm nghiệp 15/07/2021
14 186/QĐ-TCLN-KH&HTQT 15/07/2021 Quyết định số 186/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 15/7/2021 về chỉ định tổ chức thử nghiệm của Tổng cục Lâm nghiệp 15/07/2021
15 74/QĐ-TCLN-KH&HTQT; 75/QĐ-TCLN-KH&HTQT 13/04/2021 Quyết định về công nhận 02 tiến bộ kỹ thuật 13/04/2021
16 64/QĐ-TCLN-PCTT 23/03/2021 Quyết định sô 64/QĐ-TCLN-PCTT ngày 23/3/2021 về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2021 của Tổng cục Lâm nghiệp 23/03/2021
17 29/QĐ-TCLN-KH&HTQT 26/01/2021 Quyết định số 29/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 26 tháng 01 năm 2021 về Công nhận tiến bộ kỹ thuật “Kỹ thuật trồng thâm canh cây Sơn tra (Táo mèo) ghép nhằm mục tiêu lấy quả” 26/01/2021
18 27/QĐ-TCLN-KH&HTQT 26/01/2021 Quyết định số 27/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 26 tháng 01 năm 2021 về Công nhận tiến bộ kỹ thuật “Kỹ thuật chuyển hoá rừng trồng Sa mộc cung cấp gỗ nhỏ thành rừng trồng cung cấp gỗ lớn” của Tổng cục Lâm nghiệp về 26/01/2021
         

 

 

 

Phụ lục 08: Văn bản chỉ đạo của lực lượng Kiểm lâm từ sau khi VPA/FLEGT có hiệu lực

1/ Cục Kiểm lâm ban hành văn bản số 229/KL-XDLL ngày 13/5/2020 về kỷ niệm ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam

2/ Cục Kiểm lâm ban hành cuốn Sổ tay hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp

3/ Văn bản số 91/KL-ĐT ngày 28/02/2020 của Cục Kiểm lâm về việc báo cáo số liệu xử lý vi phạm hành chính

4/ Cục Kiểm lâm ban hành Văn bản số 19/KL-QLR ngày 10/01/2020 đề nghị các địa phương báo cáo kết quả cập nhật diễn biến rừng

5/ Cục Kiểm lâm ban hành Văn bản số 204/KL-QLR ngày 13/5/2022 về việc triển khai thử nghiệm hệ thống FRMS 4.0 để cập nhật, báo cáo diễn biến rừng

6/ Cục Kiểm lâm ban hành văn bản số 543/KL-QLR ngày 19/10/2020 về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung

7/ Cục Kiểm lâm ban hành văn bản 374/Kl-QLR gửi Chi cục Kiểm lâm các vùng và các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

8/ Cục Kiểm lâm ban hành Văn bản số 714/KL-QLR ngày 11/12/2019 gửi Chi cục Kiểm lâm một số tỉnh tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

9/ Cục Kiểm lâm ban hành Văn bản số 507/Kl-VP ngày 28/8/2019 gửi Chi cục Kiểm lâm các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc thống kê danh bạ điện thoại.

10/ Cục Kiểm lâm ban hành văn bản số 417/KL-QLR ngày 24/7/2019 gửi Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực hiện công tác theo dõi, cập nhật diễn biến rừng năm 2019

11/ Cục Kiểm lâm ban hành văn bản 241/KL-QLR ngày 25/4/2019 gửi Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

 

 

[1] https://nld.com.vn/kinh-te/xuat-khau-sang-eu-tang-manh-nho-cao-toc-evfta-20220130135343777.htm

 

[2] https://vneconomy.vn/xuat-khau-nganh-go-va-lam-san-se-lap-ky-luc-15-6-ty-usd.htm

 

[3] https://congthuong.vn/do-noi-that-bang-go-cua-viet-nam-chi-chiem-19-tai-thi-truong-eu-27-154577.html

[4] Báo cáo Thực trạng sản xuất và xuất khẩu của 52 doanh nghiệp tại Khu vực TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, ngày 28 tháng 07 năm 2022 tại Đồng Nai.

[5] https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-ca-phe-cua-viet-nam-sang-eu-nam-2021-giam-do-dich-covid-19.html

[6] https://vneconomy.vn/xuat-khau-nganh-cao-su-len-toi-9-5-ty-usd-nhung-doi-mat-nhieu-thach-thuc.htm

 

[7] https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-nong-san-sang-eu-nam-bat-co-hoi-tu-evfta.html

[8] https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-du-kien-phe-chuan-them-15-cong-uoc-cua-ilo-trong-10-nam-toi/714002.vnp

 

[9] https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-du-kien-phe-chuan-them-15-cong-uoc-cua-ilo-trong-10-nam-toi/714002.vnp

[10] Báo cáo tổng kết năm 2021 của Tổng cục Lâm Nghiệp

[11] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-338-2016-TT-BTC-lap-du-toan-kinh-phi-ngan-sach-xay-dung-van-ban-quy-pham-phap-luat-316082.aspx#:~:text=c%E1%BB%A7a%20v%C4%83n%20b%E1%BA%A3n.-,Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20338%2F2016%2FTT%2DBTC%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20l%E1%BA%ADp,ng%C3%A0y%2015%2F02%2F2017.